Giảm giá thực phẩm sắp hết hạn bằng AI: Mô hình định giá tự động theo thời gian

Thống kê về lãng phí thực phẩm

Theo báo cáo của House of Lords, các nhà bán lẻ ở Vương quốc Anh chịu trách nhiệm về khoảng 300.000 tấn rác thải thực phẩm mỗi năm và Quỹ Động vật hoang dã Thế giới đã báo cáo vào năm 2021 rằng có tới 40% thực phẩm sản xuất trên toàn cầu bị lãng phí.

Vì vậy, một hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) tự động giảm giá trước ngày bán sản phẩm sắp hết hạn đã được triển khai trên khắp châu Âu và các siêu thị ở Anh cũng đang thử nghiệm dán nhãn điện tử trên các kệ hàng.

Lợi ích của mô hình giảm giá thực phẩm sắp hết hạn bằng AI

Mô hình giảm giá thực phẩm sắp hết hạn bằng AI giúp tránh lãng phí và tăng lợi nhuận.

Theo các chuyên gia bán lẻ, mô hình này có thể giảm giá cho người tiêu dùng, đặc biệt là thịt và sản phẩm tươi sống, đồng thời thúc đẩy lợi nhuận của siêu thị lên tới 30% bằng cách hạn chế lãng phí.

David Kat, thuộc công ty xử lý chất thải thực phẩm Wasteless, sử dụng mô hình AI để giảm lãng phí thực phẩm bằng cách giảm giá phù hợp với nhu cầu của khách hàng, cho biết việc giới thiệu nhãn kệ điện tử là chìa khóa để tăng quy mô định giá tự động tại các cửa hàng.

Người sáng lập Retail Champion cho biết công nghệ này có thể mang lại lợi ích cho người tiêu dùng vì nó có thể được sử dụng để truyền thông tin giảm giá nhanh hơn.

Triển khai thử nghiệm ở các siêu thị

Siêu thị Morrisons cho biết nhãn kệ điện tử (ESL), bước đầu tiên hướng tới việc định giá linh hoạt, đã được giới thiệu ở một số ít cửa hàng hiện có và ở hai trong số các cửa hàng được mở trong năm nay ở Chelmsford và Newcastle.

Asda, công ty đã hoàn thành thử nghiệm trên 25.000 sản phẩm trong năm nay, đã triển khai thử nghiệm ESL trên trái cây và rau quả đóng gói và không đóng gói tại chi nhánh Middleton ở Rochdale, Lancashire.

Sainsbury’s và Tesco cũng đã thử nghiệm ESL trước đây và Waitrose được cho là đang xem xét thử nghiệm hệ thống ghi nhãn. Lidl, Aldi và M&S đã có chúng ở một số cửa hàng chọn lọc.

Chuyên gia bán lẻ Clare Bailey cho biết việc chuyển sang ghi nhãn kỹ thuật số là bước đầu tiên hướng tới “mô hình định giá năng động” trong các siêu thị khi họ tìm cách giảm lao động, chi phí sản xuất và lãng phí thực phẩm.

Ở Việt Nam chưa có mô hình này, có chăng thì chỉ có các nhân viên bán hàng ở các cửa hàng Bách Hóa Xanh tự giảm giá thịt cá rau củ ở các cửa hàng theo các khung giờ cuối ngày, bằng cách… đi dán tay các tem vàng giảm giá.

Hi vọng trong tương lai các nhà bán lẻ có thể áp dụng được mô hình này, vừa tránh lãng phí thực phẩm, vừa tăng doanh thu, vừa có thực phẩm giá rẻ hơn cho người dân, đôi bên cùng có lợi.

[++++]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *