Mình vẫn hay chia sẻ với bạn bè xung quanh mình mindset là thứ quan trọng nhất để làm bất cứ việc gì, không gói gọn trong việc làm MMO, dropship hay POD. Mình sẽ chia sẻ câu chuyện mình đã và đang phát triển mindset hàng ngày như thế nào, nhân dịp hôm nay Google Photos nhắc nhở 2 năm tốt nghiệp MBA. Mình cũng không tưởng tượng được 4 năm trước, mình đi học MBA xong về làm dropship ?. Ý niệm ban đầu chỉ đơn giản là đi học MBA về làm marketing cỡ director level cho các công ty đa quốc gia thôi. Thế éo nào, trong lúc đi học thì thay đổi mục tiêu sang đi làm senior level cho các công ty tech ở Mỹ. Rồi giờ thì làm dropship, chuẩn bị mở rộng team, để trong vòng 2 năm tới exit dropship life ?. Vì nhìn lại những đứa bạn cùng lớp MBA, giờ ra làm riêng scale khủng quá ?.
Câu chuyện bắt đầu từ năm 2016, khi mình quyết định đi học MBA năm 2016 tại một trường nằm trong Top 20 tại Mỹ. Mình được nhận kết quả trúng tuyển khá sát ngày nhập học, khoảng 3-4 tháng gì đó. Với profile của mình thời điểm đó, mình có quyền lựa chọn đi làm thêm 1-2 năm để apply vào trường ranking cao hơn. Nhưng vì lý do gia đình, nên mình quyết định rời Việt Nam đi học ngay năm đó dù biết trước sẽ có rất nhiều thử thách nếu chưa chuẩn bị kỹ. Dù có được 50% schorlarship cộng tiền đầu tư chứng khoán thì vẫn phải đi vay 1-2 tỏi để đi học. Thôi thì liều ăn nhiều, đến đâu hay đến đó ?.
Chương trình Full-time MBA ở Mỹ kéo dài 2 năm. Năm đầu học các bộ môn cơ bản cấp quản lý nào cũng phải có từ marketing, accounting, finance, statistics cho đến supply chain và operations. Năm thứ hai học concentration hay còn gọi chuyên ngành tự lựa chọn. Yêu cầu tối thiểu để đi học là cần có trung bình 5-6 năm kinh nghiệm. Lớp mình có khoảng 120 bạn sinh viên, đa dạng mọi ngành nghề, giới tính, quốc gia. Từ mấy đứa bạn Ấn Độ đến từ đủ mọi ngành nghề digital marketing, consulting, rồi supply chain. Cho đến cậu bạn 24 tuổi, gốc Việt, người Luxemburg nói thành thạo đủ 4 thứ tiếng trừ tiếng Việt ?, đã có bằng Master về Science và Engineering. Rồi mấy đứa người Mỹ phục vụ trong quân đội. Mấy đứa học từ West Point, Navy phục vụ quân đội trong vòng 5-9 năm, rồi lên đến chức Commander chỉ huy cỡ 200 Solider, oánh đủ mặt trận Afga, Iraq, Alabama?. Vân vân và mây mây?. Sau tuần đầu tiên làm quen, biết được profile chúng nó thì mình bị sốc văn hoá, rơi vào trạng thái stress nặng trong vòng 1 tháng sau đó. Lịch học là 1 tuần 4 ngày học trên trường ban ngày, cuối giờ chiều các công ty đến present phải thay suit rồi network trên trường, tối lên bar network tiếp, về nhà lại làm assignment nhóm. 3 ngày còn lại trong tuần thì 2 ngày học nhóm, 1 ngày lên chiến lược networking, chuẩn bị email,… đủ thứ hầm bà lằng. Mục đích mấy hoạt động như vậy để làm gì, để xin việc vào top companies. Chuyện hồi đầu đang đứng network trên bar, lẳng lặng đi ra nhà vệ sinh nôn thốc nôn tháo là chuyện như cơm bữa ?.
Các bạn đọc thấy vậy thấy bình thường có gì mà stress, nhưng áp lực trả nợ, ở lại Mỹ năm đó (lúc Trump mới lên president), sốc văn hoá lớn kinh khủng ?. Mình hiểu cái key của MBA là tạo môi trường nhiều đứa có profile khác nhau để cho sinh viên va chạm và phát triển. Nhưng so với chúng nó, dân châu Á, đặc biệt dân Việt Nam như mình vẫn kém xa về mặt kinh nghiệm và khoản tự tin. Sau tháng đầu tiên, mình bắt đầu lên mục tiêu chinh phục ám ảnh, vượt mặc cảm cảm giác thấp kém so với tụi bạn. Mình lên kế hoạch bước ra ngoài “comfort zone” của mình?.
Về mặt ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp, mình mạnh dạn phát biểu hơn trong lớp vì đi học có 10-30% điểm participation, tuỳ môn. Đm chúng nó phát biểu như đàn cá mập cắn xé nhau ?thì mình cũng liêù mình phát biểu. Hồi đầu phát biểu ngu, nói không hết ý. ?. Thấy thằng khác nói đại ý như mình mà nó nói hay hơn thì nó giành point?.
Đa phần giáo sư cho cả lớp cơ hội phát biểu hết, nhưng có giáo sư chỉ cho phát biểu thằng nào máu giơ tay hơn. Đến nỗi mình phải nói chuyện riêng trước khi bắt đầu lớp: “Ông giáo ơi, ông phải cho tôi nói chứ!” : )). Rồi học nhóm làm group assignment mình cũng cố giành nói trước. Ban đầu nói chuyện tiếng Anh, nuốt âm sai tùm lum. Bọn nó đéo hiểu mình nói gì cũng cố kiên nhẫn nghe mình nói. Học xong lại rủ tụi nó đi uống bia bảo tụi mày thông cảm ?.
Về mặt học hành, bên cạnh làm việc với group chính được trường giao toàn bọn Mỹ, mình còn xin vô focus group giúp nhau học riêng với 3 thằng khác người Ấn, Brazil và Mexico nữa. Bình thường làm việc/học chung với bọn Mỹ thì tụi nó chỉ học chung cùng lắm đến 6h-6h30 hoặc cuối tuần. Còn học riêng với 3 thằng kia thì mình có thêm 5-6 tiếng mỗi ngày, vừa học vừa trao đổi, support nhau. Bởi ngày 24 tiếng, 16 tiếng trên trường từ 8h sáng đến 12h đêm. Lịch làm việc như thế này cứ thế trong vòng 2 năm học, từ group với 3 thằng kia, mình join sang nhiều group khác như thế nữa, tuỳ từng môn.
Về mặt thiếu kinh nghiệm làm việc môi trường quốc tế, đây là thiếu sót lớn nhất của mình khi đi học MBA để xin việc. Mình bù đắp bằng cách nào trong hai năm nếu chỉ đi học + thực tập 3 tháng cuối năm 1. Lần mò trên profile của mấy bạn cựu sinh viên không phải người Mỹ khoá trước. Rồi call cho họ xin 10 phút chia sẻ kinh nghiệm hàng ngày (Trong vòng 6 tháng đầu đi học, mình call khoảng 120-150 cuộc gọi cho cựu sinh viên để xin chia sẻ kinh nghiệm. Tại sao có vụ này, mình sẽ kể sau). Mình mới phát hiện ra họ cũng từng như mình, cũng khó khăn như vậy. Có trường hợp còn tệ hơn. Nhưng họ đã vượt qua bằng cách nào? Họ tham gia rất nhiều câu lạc bộ ở trường, sự kiện networking tại các bang khác cho sinh viên MBA, rồi CASE COMPETITION. Mình bắt được chữ “Case Competition” như bắt được vàng. Case Competition hiểu đơn giản là các cuộc thi giải case thực tế do các công ty lớn tài trợ cho trường/câu lạc bộ MBA tổ chức, từ đó tìm ra các ứng viên Full-time cho mình.
Cuộc chơi bắt đầu ?. Mình lên kế hoạch nghiên cứu, tìm hiểu tất cả các case competition lớn, nổi tiếng cho dân MBA từ tháng 9 đến hết tháng 5 năm sau. Case đầu tiên mình liều mình tham gia là Marketing & Finance Case Competition do PepsiCo tổ chức bao gồm 8 đội. MÌnh cũng đéo hiểu sao lúc đấy apply như thế nào lại được chọn đại diện trường đi thi nữa : )). Mỗi đội 4 sinh viên MBA đến từ các trường khác nhau. Được giao case study tầm 20 trang, đủ các số liệu thực tế liên quan đến marketing & finance. Team được làm việc trong vòng 6 tiếng, rồi sau đó present trước mặt hội đồng gồm các giáo sư về finance + marketing và đội Vice President của Pepsico trong hai lĩnh vực này. MÌnh biết mặt yếu nhất của mình lúc đó là kỹ năng giao tiếp, nhưng mình lại mạnh về khả năng logic và tốc độ làm việc trên laptop, nên mình xung phong làm người “xếp hình” trong team. Tức là tổng hợp idea của team, cân đo, đong đếm xây dựng thành một bài presentation hoàn chỉnh. Ba đứa còn lại thì 1 đứa có kinh nghiệm xương máu về marketing, 1 đứa chuyên về finance, 1 đứa leader từng làm trong quân đội Mỹ. Case study được team mình giải và hoàn thành trong vòng 5h59ph để đưa ra một bài presentation hoàn chỉnh, đã bao gồm việc chuẩn bị cho tất cả các câu hỏi hội đồng có thể hỏi. Cho nên lúc team mình present nuột nà trong 20ph. 10ph còn lại Q&A hội đồng hỏi hóc đến đâu, tụi mình trả lời trôi tuột đến đấy. Hội đồng BGK chỉ có jaw dropping vì số liệu back-up đầy đủ, logic không thiếu tí nào ?. Đi ra khỏi khán phòng present, cả team rú oà lên, high-five vì tự tin 100% team sẽ win ?. Sau 5 tiếng chờ các đội khác present, kết quả không ngoài dự đoán, team mình đạt giải nhất ?, mang về $7k. Từ bước đệm case competition này, mình về trường chia sẻ cho mấy group bạn, rủ thêm tụi nó tham gia các case competition khác để lấy kinh nghiệm. Kết thúc sau 2 năm học, mình tham dự tầm trên dưới chục case competition cho dân MBA đủ ngành từ marketing, statistics, healthcare, tech, rồi venture capital toàn nước Mỹ. Mình sưu tập được vài giải, bay đủ bờ Đông bờ Tây.
Rồi năm 2017 được sang Berlin, Đức tham dự một sự kiện về MBA, được cơ hội phỏng vấn trực tiếp vào team Amazon EU với Roland Berger, một management consulting firm ở Châu Âu, nhưng do không chuẩn bị kỹ nên tạch ?.
NHƯNG, nhờ có những trải nghiệm như vậy, mindset của mình càng ngày càng phát triển. Có nhiều cơ hội tiếp xúc trực tiếp với nhiều industries, companies khác nhau trước khi theo đuổi ecommerce, theo đuổi marketing + tech. Mình sẵn sàng nhìn vấn đề theo nhiều khía cạnh hơn. Việc này giúp ích cho mình trong công việc sau này rất nhiều. Ngoài ra, mình phát triển được khá nhiều network và cơ hội phát triển sau này vì đơn giản, mọi người chỉ nhớ những gương mặt đạt giải = )).
Bài học rút ra ở đây là dám chấp nhận thử thách, bước ra ngoài “comfort zone”. Quăng mình vào nhiều thử thách khác nhau, làm việc tới chết (seriously!) trước khi nghĩ chuyện tối ưu hiệu quả công việc. Đến hiện tại thì mình lười hơn hồi xưa nhiều. Bạn bè nhìn thấy tốc độ mình làm việc trực tiếp thường bảo mình làm nhanh. Nhưng cái gì nhanh cũng xuất phát từ cả quá trình : )).
Phần này chia sẻ cách phát triển mindset bằng cách ném mình ra khỏi “comfort zone”. Hai phần nữa, mình sẽ chia sẻ hai cách phát triển mindset, kiến thức và kinh nghiệm mình vẫn đã và đang áp dụng trong khi làm dropship ở Việt Nam.
Digital Marketing Specialist