Crypto Researcher: Cách trở thành Nhà Nghiên cứu và Phân tích Tiền điện tử

Bài viết này nói về: Hành Trang Chuẩn Bị Trở Thành Một Crypto Researcher.

Researcher là keyword khá quan trọng trong sân chơi crypto, được nhắc rất nhiều trong downtrend và nhiều người định hướng lối này. Để trở thành researcher khá tương tự các ngành khác, hãy xem nó như một nghề. Một nghề thật sự, nó có thể giúp kiếm tiền, tăng lượng thông tin chất lượng cho chúng ta ⇒ Make sense.

Vậy trở thành một Researcher cần chuẩn bị gì? Let’s go!

1. TƯ DUY RESEARCH

Về các khái niệm thì nghĩ đơn giản là thu gom thông tin ⇒ sàng lọc ⇒ đánh giá ⇒ Kết quả.Đó là cả quá trình tốn chất xám, thời gian nghiên cứu phản biện chất lượng có thể cả tuần, lâu thì cả tháng hoặc hơn để import ra một bài đọc tốn tầm 15 đến 30p. Để không lạc nhịp thì tư duy rất quan trọng, tư duy sai sẽ dẫn đến các yếu tố khách quan chi phối ⇒ Kết quả chủ quan, thiên kiến.

  • Mình nghĩ đầu tiền để gắn bó lâu dài với bộ môn này thì hãy xem nó là một nghề, đã là một nghề phải cần chăm chút thời gian, tập trung nguồn lực vào nó. Để lên thợ là cả quá trình làm, đục đẽo sai rồi sửa mới thành đó chứ! Như trader để kiếm ra tiền thì cháy bao nhiêu lần? Tích lũy kinh nghiệm được gì? Thời gian vài năm có là đủ chưa?

⇒ Research cũng thế, ít ai mà bắt đầu một vài ngày hay một thời gian ngắn có thể thành thạo được. Kiên nhẫn is key.

  • Theo quan sát, đa số các researcher chuyên nghiệp trên Twitter họ đào rất sâu một vấn đề gì đó, không chỉ về công nghệ của dự án mà những khía cạnh liên quan mà đôi khi mình không nghĩ là tại sao nó liên quan tới vấn đề chính đó luôn. Nhưng ngẫm lẩu kĩ thì cực kỳ logic Với mình cần trình độ rất cao, Connections of the dots. Tư duy càng nghiên cứu thì thấy mình càng nhỏ bé thì tư duy chuẩn.

Để trở thành lợi thế cạnh tranh so với các researcher khác, bạn phải có sự khác biệt. Đó là yếu tố giúp bạn định vị được bản thân trong hàng ngàn hàng vạn người khác.

2. KIẾN THỨC NỀN BẮT ĐẦU

Kiến thức ai cũng tiếp cận được, giúp tự đánh giá được cơ bản các vấn đề trong crypto rồi. Không quá cao siêu, tập trung não bộ trong một một vài tuần là nắm hết rồi.

  • Lý thuyết cơ bản: Blockchain, Bitcoin là gì? Lược sử crypto? POW, POW? Các sàn DEX hay CEX…. điều là những thứ cơ bản
  • Lý thuyết nâng cao: Về Hệ sinh thái, cách hoạt động của dự án, các mảnh ghép và dự phóng halving…

=> Mấy cái này là nền cơ bản, lên youtube, google gõ là ra toàn bộ. các trang như Coin 98, coin68… đều có seri cho người mới từ cơ bản đến nâng cao. Cày toàn bộ, không dư thừa.

Click Digital khuyên bạn nên chuẩn bị thêm về:

  • Phân tích kỹ thuật: Để hoàn thành một bài research tròn vẹn, nhiều researcher sẽ áp dụng các phân tích kỹ thuật vào bài để cho luận điểm càng vững chắc. Anh em đọc bài nghiên cứu nào mà thấy có biểu đồ sắc nét, rõ ràng thì càng có hứng thú phải không?
  • Phân tích cơ bản: Đây là đều ưu tiên hàng đầu khi research dự án, các khía cạnh về một dự án như tokenomics, cung và cầu, team DEV, đối tác, cộng đồng, nhà đầu tư, mô hình doanh thu….
  • Phân tích onchain: Đây là khía cạnh mới nổi so với nhiều người vài năm gần đây về các hoạt động dưới bề mặt, là lơi thế rất lớn của người nhà đầu tư. Nhiều cách chơi hay phân tích mới xuất hiện: Soi vi cá mập, check giao dịch, nạp rút token, các vòng gọi vốn, unlock token…
  • Tools: Nhiều tool hỗ trợ quá trình researcher giúp tiết kiệm thời gian, đồng thời hiệu quả lại tăng cao. Hãy tập dần các công cụ từ free tới fee( nếu có điều kiện). Không thừa chút nào đâu.

Ngoài ra còn có cách yếu tố vĩ mô vo mô ảnh hưởng tới thị trường crypto: Kinh tế văn hoá xã hội, dịch bệnh chiến tranh.

Note quan trọng: Thị trường khác với nền kinh tế, nên đừng áp đặt một chiều các vấn đề này lên thị trường mà dẫn đến sai lệch phân tích của bản thân.

3. QUY TRÌNH THỰC HÀNH

‘’Học đi đôi với hành’’

Việc ngồi đọc đống lý thuyết cũng không giúp bạn trở thành researcher được đâu, phải có bài nghiên cứu của riêng mình. Bắt đầu thì chưa logic với nhau nhưng từng ngày sẽ tốt lên, cải thiện được level. Khả năng nhạy bén với các trend/narrative, công nghệ sẽ tốt lên.

Bước 1: Xác định được đối tượng Reserach

Mình muốn RS vấn đề gì? Mình hứng thú với cuộc chơi nào? Mình muốn cho người đọc giả biết thêm điều gì mà nhiều người chưa biết?Những đối tượng mà bạn có thể nhắm tới:

  • Token/Coin bất kì nào đó trên CEX hoặc DEX có sẵn. Này cơ bản có nhiều form mẫu có thể dựa vào đó thực hành, tools cũng dễ dùng. Chủ yếu xoay quanh các vấn đề của phân tích cơ bản, và có thêm dự phóng của bản thân là ổn áp.
  • Một trend/narrative bất kì: Hãy xác định các câu chuyện có thể fame up thời gian tới để xác định đối tượng như CBDC, RWS, AI…
  • Ngoài ra còn có thể research các vấn đề vĩ mô, vi mô. Hay các dự án sắp laucnh, mainnet, testnet… bất kì. Đều được cả.

⇒ Đó là bước đầu tiên, chọn đối tượng.

Bước 2: Lên plan – kịch bản research

Cái này khó giải thích, chủ yếu mục đích truyền tải như nào để có plan tương ứng.Có thể đưa ra vấn đề, rồi nêu luận điểm – dẫn chứng rồi đi đến kết luận.

VD về Token/Coin:

  • Đã launch: Thì bây giờ như nào, DEV hoạt động ra sao, dự án doanh thu đang thế nào, unlock, Mkt…dự phóng như nào?
  • Sắp launch, mainnet, testnet: Đinh giá, dự phóng ngắn hạn dài hạn…? Tại sao tại sao? Hãy đặt nhiều câu tại sao cho các nhận định đó.

⇒ Nhiều yếu tố, bắt tay vào research sẽ lòi ra nhiều khía cạnh, những câu hỏi khó muốn truyền tải với đọc giả.VD: Trend/narrative bất kì?

  • Nguồn gốc câu chuyện? Từ đâu và từ ai? Cơ chế của nó?
  • Khi nào?
  • Dự đoán bùng nổ và duy trì..
  • Giá trị nội tại.

Đó là bước 2 khi lên kịch bản, bắt tay vào làm luôn thì sẽ được nhiều cái hay ho.

Bước 3: Tìm dữ liệu – Logic hoá kịch bản

Nguồn thông tin bạn cần đến từ chính đối tượng bạn xác định

  • Từ Whitepaper, các bài công bố của dự án, các AMA, talkshow recap…
  • Từ các nguồn khác: KOLs, Twitter, Reddit, đối thủ cạnh tranh trong ngành…
  • Tự bản thân logic ⇒ Hidden inf4.

Dữ liệu cần phải phản biện, có chính thống hay không. Từ đó kết nối các mảnh ghép theo kịch bản. Khó là ở đây, làm sao để kết nối logic! Phải đọc nhiều bài nghiên cứu để rút ra. Nếu ai cũng có dữ liệu như thế thì làm sao phân biệt RS chuyên nghiệp và tập sự? Khác biệt nằm ở chỗ ai logic hơn và nhiều data đắt giá, ít người biết. Bản thân người research cần có trải nghiệm đủ nhiều để nhìn nhận vấn đề cách khách quan hơn. Đó là mấu chốt phân biệt, người hay đọc report thì sẽ dễ dàng nhận ra đây là tập sự hay thợ.

Bước 4: Tổng kết lại bài research

  • Dữ liệu đã chuẩn chưa?
  • Đọc bài có đọng lại được gì không? Nếu bạn là người đọc!
  • Có gì khác biệt với các bài rs khác cùng một token/coin/narrative khác không?

⇒ Bấy nhiêu thôi, cứ thực hành đi.

** Sự thật là có người thầy dẫn đường sẽ tốt hơn, trong quá trình học và thực hành sẽ chỉ ra được các điểm chưa tốt để improve. Cũng như có được cái insight cốt lõi của người đi trước. Nếu may mắn thì được, không có thì phải nỗ lực hơn nhiều.

4. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH

Trong những bước đầu trở thành research thì nên đánh giá luôn, học được gì cảm thấy hay ho thì note. Nó như nhật ký giao dịch của trade,Đánh giá quá trình học: Có khó khăn gì, có gì hay, có gì chưa hiểu…

Đánh giá quá trình research: Có tips gì không? Có cách nào giúp bài thuyết phục hơn chưa?Đây là bước quan trọng, nên đánh giá vì rất dễ sai form, dễ nản dẫn đến bỏ cuộc.

  • Tương tự như xem các bài học trên youtube: Lượt view sẽ giảm dần, càng về sau càng ít view. Vì hầu hết gặp các vấn đề khó đều nản chí bỏ cuộc. Trong quá trình học và research cũng thế, có những nguồn mà tìm mãi không ra, mình biết ý đó bỏ vào bài rs thì sẽ rất ok nhưng không biết tìm ở đâu. Hay dự phóng cá nhân chưa đủ sâu, không ai chỉ dạy

⇒ Rất nhiều vấn đề, nên khâu đánh giá quá trình mới quan trọng.

5. TỔNG KẾT – LOOP

Sau mỗi một thời gian tự đúc kết cái ưu cái nhược của bản thân.

Researcher nó sẽ giúp anh em có được lợi thế so với phần còn lại, hãy nghĩ nếu ai ai cũng như nhau thì ai là người chiến thắng, lợi thế hơn người khác đã là một điều may mắn rồi.

LOOP, anh em xem youtube thì sẽ vòng lặp đúng không? Cứ hết bài sẽ phát lại, thì hãy áp dụng cơ chế đó cải thiện kỹ năng bản thân, cứ mỗi lần xong một quy trình thì hãy bắt đầu lại nhưng với mức độ nâng cao hơn, cần nhiều thời gian và chất xám hơn. Hành trang đã có, chỉ cần đủ kiên nhẫn chịu khó bỏ thời gian ra thì kết quả sẽ đến sớm thôi.

Thank anh em đọc bài!

Nguyễn Thành Thức

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *