Cách phân tích NFT và tìm ra Hidden Gem (P1)

CÁCH PHÂN TÍCH CÁC DỰ ÁN NFT VÀ TÌM RA NHỮNG HIDDEN GEM THỰC SỰ

Ở bài viết ngày hôm nay, mình sẽ cùng anh em từng bước đi phân tích 1 dự án NFT tiềm năng nó sẽ như thế nào? Đón xem loạt thread này nhé ae

Trong phần phân tích bên dưới mình sẽ đi sâu vào mảng PFP NFT (Profile Picture NFT) vì đây là mảng mang nhiều sắc màu nghệ thuật và dành được phần lớn sự quan tâm từ cộng đồng. Các mảng khác như In-game Asset sẽ thiên về đánh giá giá trị dự án crypto hơn.

Phương pháp phân tích các bộ sưu tập NFT
Phương pháp phân tích các bộ sưu tập NFT

Trong bài viết phần 1 này, chúng ta sẽ đề cập đến phần Art: Tính thẩm mỹ, nghệ thuật.

Trong art bao gồm hai phần chính:

  • Visual: phần hiển thị mà bạn có thể thấy được trên màn hình.
  • Spirit: là phần tinh thần hay cảm nhận của nhà sưu tập đối với bộ sưu tập.

1. Visual – Về mặt thẩm mỹ

Đó là thứ ảnh hưởng khá nhiều tới tới hành động bấm mua của Collector. Đối với các danh mục khác thì ít quan trọng hơn. Ví dụ khi mua thẻ membership bạn có quan tâm nhiều tới nó đẹp hay xấu không, mà giá trị sử dụng của nó mới là điều cần quan tâm.

Xét về mặt Visual có thể chia ra 6 loại sau:

1. Dumb: những bức ảnh được vẽ hết sức crazy, nét vẽ nguệch ngoạch, trông có phần “ngu ngốc”.

2. Pixel: Sử dụng những chấm pixel đơn giản để thể hiện hình ảnh làm chúng ta hoài niệm về những ngày bình minh của khoa học máy tính.

3. Simple: Là những NFT có phần hình ảnh được thiết kế với đường nét đơn giản, ít màu sắc, ít chi tiết. Đây cũng là style ưa thích của nhiều bộ sưu tập nổi tiếng: BAYC, Azuki, Doodles, Pudgy Penguins.

4. Detailed: Các bộ sưu tập nhóm này được vẽ hết sức chi tiết, sử dụng nhiều đường nét, màu sắc trong bức ảnh. Các bạn có thể xem art của Otherdeed hoặc Nanopass để hiểu hơn về style này.

5. 3D: Là những art được vẽ có chiều sâu, mô phỏng lại hình ảnh 3D, có thể có cả chuyển động 3D, ví dụ: Clone X, a KID called BEAST, MekaVerse.

6. Content: Là visual của những content khác như video, bài viết.

Simple và Pixel hiện đang là hai phong cách phổ biến nhất, điều này dễ hiểu bởi nó nó dễ tiếp cận và dễ được phần đồng cộng đồng chấp nhận. Art càng chi tiết thì sự đánh giá càng được đẩy lên cao và tệp yêu/ghét càng bị phân hoá.

2. Spirit – Về mặt tinh thần

Có một sự thật là không phải bộ sưu tập nào có phần visual long lanh sẽ có giá trị lớn. Đây là lúc phần spirit của bộ sưu tập lên tiếng. Spirit khá trừu tượng và là tổng hoà của nhiều yếu tố, đó là cảm nhận của mỗi Collector khi đứng trước tấm art. Spirit không cố định và thay đổi theo quá trình tiếp xúc của nhà sưu tầm.

Ví dụ với Azuki, ngay từ giây phút chạm vào bộ sưu tập đã cho bạn cảm nhận được không khí của một thế giới anime tinh khôi, lấp lánh sắc màu, với các nhân vật vô cùng “cool ngầu” nhưng không kém phần lãng mạn. Và tinh thần đó luôn được duy trình trong từng concept truyền thông của dự án, nó được thể hiện trong mỗi câu chuyện dự án kể, mỗi banner truyền thông.

Tất cả bộ sưu tập đều có tinh thần riêng, việc nó mờ nhạt hay nổi bật, hỗn độn hay nhất quán sẽ thể hiện năng lực của đội ngũ dự án.

Alan Lee

Click Digital

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *