Cách hoạt động của blockchain và RPC

Có bao giờ anh em thắc mắc điều gì xảy ra khi một người kí và gửi một giao dịch lên blockchain hay một mạng blockchain hoạt động như thế nào không?

Mình sẽ viết về cách hoạt động một blockchain đơn giản nhất để anh em non-tech hoặc đang chạy node cày airdrop cũng dễ hiểu.

Cách hoạt động của blockchain và RPC

Thông thường mỗi khi client truy cập vào 1 trang web (ví dụ như https://facebook.com, https://twitter.com/,…) chính là gửi request đến một server và sẽ nhận lại phản hồi chính là phần giao diện web hiện lên.

Điều này tương tự. Khi các bạn nhấn xác nhận để kí gửi một giao dịch trên metamask, nhưng server ở đây không phải là https://facebook.com/ hay https://twitter.com/.

Server mà các bạn gửi request tới ở đây chính là phần “URL RPC mới” khi thêm mạng ở trên metamask. Vì thế khi thêm mạng anh em phải lấy đúng “URL RPC mới” nếu chẳng may nhập phải RPC của scam thì sẽ bị bay màu.

Mỗi một URL RPC chính là một validator (node) trong mạng lưới blockchain đang chạy 1 server để cho phép client tương tác. Hình bên dưới mình lấy ở chainlist của mạng zkSync Era như các bạn thấy đang có 5 URL RPC để client có thể sử dụng.

Cấu trúc cơ bản của 1 validator

Bên dưới là các cấu trúc cơ bản của 1 validator.

Khi “client x” tương tác với “validator 1” thì:

+ ClientWriteHandler: xác minh data mà client gửi lên hợp lệ hay không. nếu hợp lệ sẽ chuyển đến MessageGossiper.

+ MessageGossiper: Tại đây các giao dịch sẽ được chuyển tới các validator khác và add vào trong mempool.

+ Mempool: Có thể hiểu là nơi chứa các giao dịch mà validator nhận được, ngoài nhận từ client thì nó có thể nhận từ các validator khác gửi đến.

+ PeerDiscovery: Khi một validator (node) mới tham gia vào mạng blockchain nó phải lấy danh sách các validator đang có trong mạng để có thể giao tiếp với nhau.

+ Consensus: Khi đủ số lượng transaction trong mempool (tuỳ vào quy định từng mạng lưới) thì nó sẽ tạo blockhash và thực hiện đồng thuận với các validator khác. >51% validator có chung 1 blockhash thì block được coi là hợp lệ và add vào chain.

+ Chain logic: blockchain không lưu trữ kết quả mà nó lưu trữ input đầu vào, dựa vào input đầu vào và logic có sẵn nó sẽ xử lý để trả về kết quả cho client.

Còn quy trình 2 validator tương tác với nhau thì như hình bên dưới:

Lời kết: Trên thực tế các blockchain sẽ phức tạp hơn và có thể có các cách thiết kế cũng như đồng thuận khác nhau. Nhưng cơ bản nó sẽ có những chức năng như mình vừa nêu trên.

Lưu ý: Bài viết chỉ cung cấp góc nhìn và không phải là lời khuyên đầu tư.

Giới thiệu token Saigon (SGN):

  • Đầu tư vào các công ty quảng cáo blockchain hàng đầu bằng cách MUA token Saigon (SGN) trên Pancakeswap: https://t.co/KJbk71cFe8/ (đừng lo lắng về tính thanh khoản, hãy trở thành nhà đầu tư sớm)
  • Được hỗ trợ bởi Công ty Click Digital
  • Nâng cao kiến thức về blockchain và crypto
  • Lợi nhuận sẽ dùng để mua lại SGN hoặc đốt bớt nguồn cung SGN để đẩy giá SGN tăng.
  • Địa chỉ token trên mạng BSC: 0xa29c5da6673fd66e96065f44da94e351a3e2af65
  • Twitter: https://twitter.com/SaigonSGN135/
  • Staking SGN: http://135web.net/
Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *