Nếu bạn chưa biết:
Total Value Locked của EigenLayer đã chạm mốc 8.3 tỷ đô, trở thành 1 trong 4 dự án có TVL bự nhất hệ sinh thái DeFi.
Chưa hết, tốc độ tăng trưởng TVL của EigenLayer cũng nhanh khủng khiếp khi chỉ hơn 2 tháng đã X33 lần, từ 251 triệu đô vào ngày 18/12/2023 bay cái vèo lên 8.3 tỷ đô vào ngày hôm nay.
Vậy EigenLayer là dự án thế nào mà dân tình lại fomo đến thế? Trong bài này mình sẽ giải thích một cách đầy đủ nhất cho anh em nhé.
Bài viết sẽ bao gồm các phần:
I. Vấn đề là gì?
II. EigienLayer ra đời để giải quyết vấn đề
III. Backer
IV. Suy nghĩ
Let’s gooooooooooo!
Table of Contents
I. Vấn đề hiện tại trước khi có EigenLayer?
Đầu tiên, mình sẽ đi vào vấn đề hiện tại là gì để biết được tại sao EigenLayer lại ra đời nhé.
Để bắt đầu thì mình sẽ nói qua về Proof of Stake, cũng như sự bảo mật & phi tập trung trên mạng lưới Ethereum.
A. Cơ chế đồng thuận Proof of Stake & các validator
Như các bạn cũng đã biết, từ khi cập nhật The Merge hoàn tất vào ngày 15/09/2022, Ethereum đã chính thức chuyển sang cơ chế đồng thuận Proof of Stake.
Nếu bạn chưa hiểu cơ chế đồng thuận hay lớp đồng thuận (Consensus) là gì thì lên Google đọc nha.
Bởi vì sử dụng cơ chế đồng thuận này, mạng lưới Ethereum được vận hành bởi các validator.
Các validator có nhiệm vụ đảm bảo mạng lưới vận hành một cách chính xác, gia tăng độ bảo mật và phi tập trung của cả mạng lưới.
B. Validator và sự bảo mật
Bây giờ bạn có một số lượng $ETH, bạn muốn kiếm thêm lợi nhuận từ cái bag $ETH đó (và đồng thời không muốn mất đi đồng nào nhé), thì bạn có thể tham gia vào mạng lưới Ethereum dưới dạng một validator.
Để trở thành một validator, bạn phải có đủ 32 $ETH để chạy node và phải chạy các phần mềm của mạng lưới Ethereum trên phần cứng (có thể là máy tính) để giúp cho mạng lưới có thể hoạt động tốt.
Nếu bạn làm tốt công việc của một validator, như là chạy phần mềm đúng cách hay xử lý các giao dịch một cách chính xác, thì bạn sẽ được thưởng $ETH. Ngược lại, nếu làm sai làm ảnh hưởng tới mạng lưới, bạn sẽ bị trừ $ETH.
Bạn cần tiền, nên bạn sẽ sẵn lòng chạy các phần mềm cho Ethereum giúp cho mạng lưới trở nên bảo mật và phi tập trung hơn. Và vì bạn cũng không muốn mất tiền vì đã cọc $ETH rồi thì bạn lo mà làm tốt công việc đã nhận.
Đó là cách mà Ethereum tạo động cơ cho các validator làm việc, gia tăng độ bảo mật và phi tập trung cho mạng lưới, đồng thời hạn chế những rủi ro tiêu cực có thể cản trở mạng lưới hoạt động.
C. Tình hình các validator trên Ethereum
Đâu có ai mà chê tiền, có job là làm liền
Tính cho đến 27/02/2024, trên Ethereum hiện tại có tổng cộng hơn 1.2 triệu validator đang hoạt động, và vẫn đang tăng dần theo thời gian.
Càng nhiều validator, mức độ phi tập trung và bảo mật càng cao, và mình có thể nói rằng Ethereum đang sở hữu mức độ bảo mật và phi tập trung cao nhất trong tất cả các chain hiện tại.
Vì có tính bảo mật và phi tập trung quá tốt nên Ethereum luôn thu hút được các developer vì ai cũng muốn giao thức (hoặc là dịch vụ, vì giao thức sinh ra để cung cấp dịch vụ nào đó) của mình sở hữu tính bảo mật và phi tập trung cao.
D. Nhưng vấn đề là…
Đau đầu ở chỗ, không phải dự án nào cũng được hưởng những điều tốt đẹp này ở Ethereum, mà chỉ có những dự án sử dụng EVM mới được.
Với bối cảnh làm mọi cách để gia tăng khả năng mở rộng của Ethereum, thì sẽ có ngày càng nhiều dự án infrastructure làm về modular như sidechain, lớp data availability, oracle, bridges,… Tuy nhiên những dự án này không thể xác thực trực tiếp trên EVM bởi vì nó xử lý những cái input đến từ bên ngoài Ethereum.
Nói cách khác thì tụi này chỉ là cái cầu nối dịch vụ, kết nối giữa Ethereum và những giao thức sử dụng dịch vụ của chúng, liên quan nhưng tách biệt hoàn toàn với Ethereum và các giao thức.
Vì vậy những dự án này không có thừa hưởng trực tiếp tính bảo mật và phi tập trung của Ethereum.
Oh vậy tại sao không tự bảo mật bằng cách build cho mình một mạng lưới POS riêng và lôi kéo các validator của Ethereum qua làm cho mình? Làm được không?
Tất nhiên là được, nhưng nó hơi không thực tế lắm. Tại sao? Phân tích xíu nhé.
Đầu tiên, để build một mạng lưới POS mới mất rất nhiều thời gian.
Thứ hai là, tốn chi phí cho cả người dùng và dự án. Dự án tốn tiền xây mạng lưới, trả reward cao, còn người dùng tốn tiền trả thêm một lần phí cho cái mạng lưới POS mới này cho mỗi giao dịch trên giao thức.
Thứ ba, về phía validator, họ phải tính toán xem việc stake vào hệ thống của bạn có mang lại đủ rewards để bù đắp lại cái chi phí cơ hội và rủi ro về giá không, vì bất kì token nào cũng có sự biến động giá lớn hơn nhiều so với Ethereum.
Và tất nhiên, họ sẽ không dại gì mà đánh đổi việc làm validator của Ethereum mà bỏ hẳn Ethereum và qua làm cho một mạng lưới khác. Vì họ có niềm tin vào sự ổn định của $ETH hơn so với những mạng lưới khác, và phần thưởng dù có hơn bên Ethereum nhưng không đáng để nhận về cái có rủi ro lớn hơn rất nhiều.
Và cuối cùng, tất nhiên, mạng lưới POS tự xây sẽ không có bảo mật cao như Ethereum. Còn lâu mới được như Ethereum!
Tóm lại, việc tự build mạng lưới POS và thuyết phục mọi người làm validator cho riêng mạng lưới của mình, giúp cho mạng lưới trở nên phi tập trung và bảo mật đã không giòn rồi, giờ nói phải bảo mật và phi tập trung tốt như Ethereum thì chịu đấy.
Vậy tổng kết lại vấn đề, hay còn gọi là nhu cầu đang có trên thị trường, đó là:
“Chúng tôi, các dự án infrastructure làm về modular, đang có sản phẩm dịch vụ của mình, và muốn có được sự bảo mật và phi tập trung của Ethereum. Mấy ông validator Ethereum làm cách nào đó bảo mật cho chúng tôi đi, sao cho không cần nghỉ bên Ethereum mà vẫn có thể làm song song cho dịch vụ chúng tôi. Làm tốt chúng tôi sẽ trả thưởng hậu hĩnh”.
II. EigenLayer ra đời để giải quyết vấn đề
A. EigenLayer là gì?
Câu chuyện kể rằng, một buổi sáng, EigenLayer đang ngồi đọc tin tức thị trường, thấy các dự án kêu gào nhu cầu bảo mật và phi tập trung nhiều quá.
Ông này đọc lại các vấn đề và ngồi suy nghĩ:
“Hmmm…Dù sao thì người ta vẫn mê cái độ bảo mật của Ethereum, được vận hành bởi một pool validator siêu to khổng lồ bao gồm hơn 1.2 triệu validator.
Vậy sao mình không tận dụng cái pool này luôn đi, để chạy node tăng cường bảo mật cho các dịch vụ của mấy dự án kia luôn, vừa đỡ tốn chi phí tạo mạng lưới validator mới, lại vừa có được cái độ uy tín kèm theo chất lượng cao khi sử dụng validator của Ethereum?”.
Nhấp miếng cà phê buổi sáng, EigenLayer thầm cho rằng:
“Đúng là không thể kêu mấy ông validator bỏ bên Ethereum được vì đó là tô cơm, là công việc chính mỗi ngày của mấy ổng, ăn chắc mặc bền nên không ham mấy cái vụ % reward lớn mà rủi ro cao đâu. Lạ gì mấy ông này nữa”.
Rồi bỗng EigenLayer khựng lại một chút:
“Công việc chính? Vậy nếu như mình cung cấp cho mấy ổng công việc phụ, kiểu như cho mấy ổng kiếm thêm tiền cafe, thì sao nhỉ? Mấy ổng vừa không cần bỏ công việc chính, mà lại vừa kiếm thêm thu nhập, thì mấy ổng lại chả làm vội ấy chứ”.
Vậy là một ý tưởng lóe trong đầu EigenLayer:
“Sao mình không làm một cái “sàn giới thiệu việc làm”, là trung gian kết nối mấy dự án có dịch vụ đang cần sự bảo mật, với mấy ông validator đó? Mình đứng giữa ăn chia % reward từ các dự án trả cho mấy ông validator, thì lại chả hốt bạc. Mình có tiền, ông validator cũng có tiền, các dự án thì được sự bảo mật từ pool các validator uy tín của Ethereum, ai cũng có lợi!”
Đúng rồi đó anh em, đó chính là EigenLayer. Vậy cách EigenLayer vận hành cái “sàn giới thiệu việc làm” này như thế nào? Anh em đọc tiếp nhé.
B. Cách vận hành
B.1. Các thành phần trong EigenLayer
Nền tảng EigenLayer sẽ bao gồm 3 thành phần tham gia chính, bao gồm:
+ Developer: Là các dự án tìm đến EigenLayer để tăng cường độ bảo mật và phi tập trung cho dịch vụ của mình.
+ Operator: Là mấy ông validator đấy, muốn kiếm thêm ít tiền cà phê bằng cách chạy validator node, bảo mật cho các dịch vụ của mấy ông dự án trên.
+ Staker: Là retailer, người có stETH trong người, muốn tối ưu hóa lợi nhuận khi hold đồng liquid staking này mà không cần phải chạy validator node hay công việc khó khăn gì cả, chỉ việc đưa stETH cho mấy ông Operator trên kia để mấy ổng chạy validator node, rồi ăn chia % với mấy ổng thôi.
Ngoài ra, anh em hãy chú ý tới từ “AVS”, viết tắt của “Actively Validated Services”, hiểu là các developer mang các dịch vụ của họ đến đăng kí trên EigenLayer để có thể được bảo mật bởi pool validator của Ethereum, thì các dịch vụ này, sau khi đăng ký xong, sẽ trở thành các AVS.
Hiện tại đã có khoảng 13 dự án trở thành AVS trên EigenLayer, trong đó EigenDA là dự án đầu tiên được đăng ký trên cái “sàn giới thiệu việc làm” này.
Giới thiệu nhanh qua một xíu thì EigenDA là một cái dịch vụ làm về Data Availability, được build bởi chính Eigen Labs, đội ngũ đứng sau EigenLayer (kiểu như build hàng nhà sử dụng hàng nhà luôn ấy).
Chức năng, nói ngắn gọn, thì bình thường các Layer 2 lưu trữ dữ liệu các transaction của tụi nó trên Layer 1 Ethereum, và nó đắt vl. Thay vì lưu trữ trên Ethereum, bây giờ Layer 2 có thể chọn lưu trữ trên các lớp Data Availability nói chung và EigenDA nói riêng cho nó rẻ, tiết kiệm được khối tiền.
Ngoài ra, như các bạn đã thấy thì có cả AltLayer trong đám AVS kia, nên người ta hay bảo AltLayer liên quan tới EigenLayer là ở chỗ này đấy.
B.2. Vấn đề và giải pháp của mỗi thành phần
Chúng ta có 3 thành phần chính kể trên.
Tuy nhiên về Developer hay các dự án thì vấn đề của họ, mình cũng đã nêu rõ ở phần “Vấn đề” rồi, và giải pháp của họ là tìm đến EigenLayer, nên phần này mình nói ngắn gọn bằng ví dụ của EigenDA.
Vấn đề là EigenDA muốn dịch vụ của mình được bảo mật bởi các validator của Ethereum.
Giải pháp là bây giờ EigenDA sẽ lên EigenLayer để đăng ký thành AVS, và khi đăng ký phải bao gồm đầy đủ giấy tờ bao gồm EigenDA là gì, luật chạy validator node như thế nào, tải phần mềm nào để chạy, làm công việc nào để bảo mật được dịch vụ, thưởng phạt ra sao, khi nào trả thưởng, bla bla bla.
Nó giống như cái JD (Job Description) khi tuyển dụng đó anh em, và giờ chờ các ứng viên (Operator) đến apply nè (đó là lý do tại sao mình gọi EigenLayer là cái “sàn giới thiệu việc làm”).
Về Operator:
Mấy ông validator khi nhận job ở trên sẽ trở thành Operator (người triển khai). Với mục đích là kiếm thêm tiền và bảo mật nhiều network hơn là chỉ mỗi Ethereum, mấy ông này sẽ đến EigenLayer, check trên dashboard xem có job nào phù hợp và có reward mlem, chọn rồi bắt đầu chạy node.
Để setup công việc thì cũng không quá phức tạp, chỉ cần tải một số phần mềm yêu cầu về, clone vài đoạn code, đổi một vài biến số là chạy ngon rồi.
Chung quy lại thì ông Operator sẽ là:
“Chúng tôi, những validator trên Ethereum, có thể vừa bảo mật Ethereum vừa bảo mật những mạng lưới (dịch vụ) khác đã đăng ký trên EigenLayer, làm các job phụ kiếm thêm tiền mua sữa cho con. Có job ngon thì alo nhé”.
Về Staker:
Dễ tưởng tượng thì thành phần này giống với những ai đem $ETH đi stake trên Lido ấy, kiểu muốn kiếm thêm tiền từ bag $ETH nhưng không có đủ 32 $ETH để tự chạy validator, hoặc là quá lười hoặc không muốn nhận rủi ro khi chạy validator nên gửi $ETH lên Lido để các validator trên đó chạy node hộ, ăn chia % reward với staker.
Nhưng điểm khác biệt ở chỗ, bạn có thể dùng Liquid Staking ETH của Lido là stETH để stake vào EigenLayer. Vì đã chức năng hóa cái đồng stETH của Lido đó bằng cách cho staking thêm một lần nữa trên EigenLayer, nên người ta gọi đó là ReStaking.
“Re” là Repeat: Lặp lại, tức là thêm một lần stake nữa trong từ ReStaking. Cả quá trình là như thế này:
Bạn có $ETH → Bạn stake $ETH trên Lido (1 stake) → Lido đưa lại bạn stETH → Bạn có stETH → Bạn stake stETH trên EigenLayer (2 stake) → Bạn nhận về rewards.
Vậy chung quy lại, bạn đang có stETH nhàn rỗi và muốn kiếm thêm tiền từ bag stETH này, và bạn sẽ đem stETH đến EigenLayer để stake, bạn trở thành một staker.
EigenLayer sẽ cho bạn list các AVS kèm theo những Operator đang chạy bảo mật cho các AVS đó, và bạn chỉ cần chọn AVS nào trả thưởng tốt nhất, hoặc phù hợp khẩu vị rủi ro của bạn nhất.
Sau đó bạn chọn ông Operator đang chạy cho AVS đó để bạn gửi stETH của bạn vào và để Operator đó làm việc thay cho bạn. Khi có reward bạn sẽ chia % cho ông Operator.
B.3. Khái quát cách hoạt động của EigenLayer
Mình sẽ tóm tắt cách hoạt động của EigenLayer thông qua sơ đồ này:
Điểm hay của EigenLayer ở chỗ, dự án biết kết nối các cung và cầu của thị trường để kiếm tiền, các bên đều có lợi:
+ Các AVS
Cung: Có tiền
Cầu: Sự bảo mật từ validator
+ Các Operator
Cung: Chạy validator node để bảo mật cho các AVS
Cầu 1: Cần tiền
Cầu 2: Cần thêm ETH để stake nhằm earn thêm rewards.
+ Các Staker
Cung: stETH nhàn rỗi
Cầu: Cần tiền
B.4. Rủi ro
Hệ thống POS thưởng phạt công minh cho các validator. Anh làm tốt, anh được thưởng. Anh làm sai hoặc cố ý gây hại đến mạng lưới, anh bị phạt vào số $ETH anh đang stake để chạy validator.
Vì vậy, khi stake vào các Operator, nói cách khác là Staker đang “ủy quyền” số stETH cho các Operator, thì cũng đồng nghĩa với việc phải chịu mọi kết quả từ Operator.
Nếu Operator làm tốt, Operator được thưởng và Staker được hưởng.
Còn nếu Operator làm sai, Operator bị phạt $ETH thì Staker cũng phải chấp nhận việc không được nhận reward, mà thậm chí là mất số tiền đó.
Nhưng Phở cho rằng cũng không có động cơ để các Operator cố ý làm sai, vì như vậy chả khác nào tự bắn vào chân mình, mất tiền mất bạc chứ cũng chẳng được lợi lộc gì.
III. Backer
EigenLayer đã gọi được 3 vòng vốn, với tổng cộng 164 triệu đô, cụ thể:
+ Seed Round: 14 triệu đô, lead bởi Blockchain Capital.
+ Series A Round: 50 triệu đô, ngoài Blockchain Capital lead còn có cả Coinbase Ventures, Polychain, Electric.
+ Funding Round vào ngày 22/02/2024, một mình a16z đầu tư 100 triệu đô vào EigenLayer.
Vậy là có tận 4 quỹ Tier 1 là Blockchain Capital, Polychain Capital, Electric Capital, a16z và 1 quỹ Tier 2 là Coinbase Ventures.
IV. Suy nghĩ
EigenLayer đang là dự án top tier của giới crypto. Cũng dễ hiểu vì qua những gì Phở đã nói ở trên, EigenLayer thực sự giải quyết được các vấn đề lớn của thị trường, nối được cung và cầu, đem lại lợi ích cho nhiều bên bằng cách riêng của mình khi đưa ra khái niệm ReStaking, và đây cũng là điều EigenLayer tự hào nhất.
Gọi vốn 164 triệu đô, TVL 8.3 tỷ đô, những con số quá khủng khiếp của EigenLayer, và chắc chắn những con số này sẽ không dừng lại ở đây đâu.
Hy vọng anh em có thể hiểu về EigenLayer thông qua bài viết này. Nếu thấy hay hãy tim và repost bài viết này để mọi người đều có thể đọc được nhé. Cám ơn anh em rất nhiều!
Lưu ý: Bài viết chỉ cung cấp góc nhìn và không phải là lời khuyên đầu tư.
- Nếu bạn cần Team marketing blockchain uy tín, liên hệ Click Digital ngay.
Giới thiệu token Saigon (SGN):
- Đầu tư vào các công ty quảng cáo blockchain hàng đầu bằng cách MUA token Saigon (SGN) trên Pancakeswap: https://t.co/KJbk71cFe8/ (đừng lo lắng về tính thanh khoản, hãy trở thành nhà đầu tư sớm)
- Được hỗ trợ bởi Công ty Click Digital
- Nâng cao kiến thức về blockchain và crypto
- Lợi nhuận sẽ dùng để mua lại SGN hoặc đốt bớt nguồn cung SGN để đẩy giá SGN tăng.
- Địa chỉ token trên mạng BSC: 0xa29c5da6673fd66e96065f44da94e351a3e2af65
- Twitter: https://twitter.com/SaigonSGN135/
- Staking SGN: http://135web.net/
- If you’d like to invest in top blockchain advertising companies, just BUY Saigon token (SGN) on Pancakeswap: https://t.co/KJbk71cFe8/ (do not worry about low liquidity, be the early investor)
- Backed by Click Digital Company
- Enhancing blockchain and crypto knowledge
- The profits will be used to repurchase SGN or burn a portion of the SGN supply to drive up the SGN price.
- BSC address: 0xa29c5da6673fd66e96065f44da94e351a3e2af65
- Twitter: https://twitter.com/SaigonSGN135′
- Staking SGN: http://135web.net/
Digital Marketing Specialist