Tokenized Debt: Nợ được mã hóa trên Blockchain, một thị trường giao dịch mới?

Trong thời gian gần đây, các sự phát triển trong công nghệ blockchain đã bắt đầu có tác động đáng kể đến nhiều ngành công nghiệp. Trong đó, ngành tài chính là lĩnh vực mà đã phải đối mặt với nhiều thay đổi lớn. Thông qua các Tokenized Real-World Asset (Tài sản thực được mã hóa), các nguồn thanh khoản ngoài thị trường truyền thống dần đổ vào thị trường Token / Crypto / Blockchain, Tokenized Debt (Khoản nợ được mã hóa) cũng là một trong các Real-World Asset này.

1. Vấn đề hiện tại

Thị trường nợ cũng cần được giao dịch mua bán như các thị trường khác. Các nhà giao dịch cũng có thể mong muốn trở thành chủ 1 khoản nợ, và chủ nợ có thể được thay đổi. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận của thị trường nợ trên diện rộng giữa các quốc gia còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt là về mặt kết nối và pháp lý. Một người ở Việt Nam không thể dễ dàng sở hữu 1 tài sản nợ ở Hoa Kỳ.

Ngoài ra, còn một số hạn chế khác mà với Tokenized Debt, chúng ta có thể xử lý được dễ dàng hơn.

2. Khái niệm: Tokenized Debt là gì? Debt Tokenization là gì?

Tokenized Debt (Nợ được mã hóa) là hình thức của các khoản nợ được token hóa (mã hóa) trên hệ thống Blockchain, có thể giao dịch được và tận dụng các ưu điểm có trên Blockchain.

Debt Tokenization là quá trình token hóa khoản nợ và đưa lên hệ thống Blockchain.

Tokenized Debt là một loại tài sản thuộc nhóm Tokenized Real-World Asset (Tài sản thực được mã hóa). Các Tokenized Real-World Asset khác bao gồm: bất động sản, chứng khoán, trái phiếu, tín phiếu kho bạc,… vân vân, tất cả đều được token hóa và đưa lên Blockchain. Theo khảo sát của PwC, các quỹ phòng hộ truyền thống (không chuyên crypto) cũng đang dần chú ý đến mảng Tokenized Real-World Asset này.

3. Lợi ích của Tokenized Debt

Giao dịch xuyên biên giới: Blockchain cho phép giao dịch trên toàn thế giới, xuyên biên giới giữa nhiều nước, cải thiện khả năng tra cứu của các tài sản số và tạo điều kiện cho nhà đầu tư giao dịch token của họ với khách hàng toàn cầu.

Tăng khả năng tiếp cận: Nợ được token hóa giúp tăng khả năng tiếp cận tới các nhà đầu tư đến từ nhiều nước trên thế giới.

Tăng tính minh bạch: Điểm mạnh nhất của Blockchain là tính minh bạch. Tokenized Debt có thể tận dụng được điều này, khi có thông tin về khoản nợ được thiết kế rõ ràng, minh bạch và không thể tấn công sửa đổi.

Không cần trung gian (Phi tập trung / Decentralized): Nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể phát hành và quản lý giao dịch của họ trực tiếp thông qua các hợp đồng thông minh trên Blockchain, loại bỏ sự phụ thuộc vào ngân hàng hoặc sàn giao dịch tài chính tập trung (centralized).

Tùy chỉnh giao dịch: Cả hai bên có thể tùy chỉnh các điều khoản của sản phẩm Nợ này trên Hợp đồng thông minh theo ý muốn, bao gồm hạn thanh toán, lãi suất, v.v.

Tăng thanh khoản cho thị trường tiền số: Dòng tiền từ nền tài chính truyền thống chảy vào nền tài chính phi tập trung trên Blockchain.

Sử dụng tiếp cho các ứng dụng Defi: Sau khi Debt được mã hóa thành các token, chủ sở hữu của các token này có thể tiếp tục đem đi sử dụng cho các ứng dụng Defi (tài chính phi tập trung) trên Blockchain, như farming, thế chấp, vân vân,…

4. Nhược điểm của Tokenized Debt

Tuy token hóa Nợ mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên, thị trường này có thể đối mặt với những thách thức như:

  • Rủi ro Công nghệ: Công nghệ blockchain không an toàn trước các cuộc tấn công mạng hoặc các vấn đề kỹ thuật.
  • Rủi ro Pháp lý: Có nguy cơ pháp lý khi sử dụng các công cụ và sản phẩm nợ token hóa cho người cho vay và người nợ. Cách mạng blockchain là phi trung tâm, khiến việc nhận được hỗ trợ pháp lý hợp lệ từ tòa án trong trường hợp mặc nợ hoặc tranh chấp trở nên khó khăn. Các quy định sẽ dần trở nên rõ ràng hơn, nhưng đó là câu chuyện trong tương lai.
  • Biến động Giá trị: Giá trị của nợ được token hóa nghịch đảo với mức độ rủi ro. Lợi tức cao đảm bảo giá trị của các trái phiếu số hóa này cao hơn, tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với biến động lớn hơn trong giá trị khi thị trường tài chính biến động.

Kết: Với tất cả những tiềm năng lợi ích, ngày càng nhiều doanh nghiệp bắt đầu tham gia vào thị trường. Do đó, các phương pháp quản lý nợ mới, như token hóa, sẽ tiếp tục mở rộng trong tương lai. Các công ty có thể sử dụng Tokenized Debt để tăng cường các giao dịch, mở rộng khả năng tiếp cận và nâng cao hiệu suất kinh tế.

Vietnam Pham – Click Digital

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *