2023 là một năm đầy biến động và được xem như năm bản lề của hành lang pháp lý của crypto khi thị trường toàn cầu có dấu hiệu khởi sắc sau một mùa đông dài khắc nghiệt.
Bằng chứng là các hoạt động pháp lý trong ngành đã diễn ra hết sức sôi động với những sự kiện quan trọng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường trong thời gian tới.
Trong đó, Mỹ – nền kinh tế lớn nhất toàn cầu – dẫn đầu với hàng loạt diễn biến quan trọng như vụ kết án Changpeng Zhao (CZ),Nhà sáng lập kiêm CEO của sàn giao dịch Binance với hàng loạt tội danh liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố hay hàng loạt vụ kiện khác liên quan đến hầu hết các tên tuổi lớn trong ngành như Coinbase, Kraken, Ripple, Grayscale…
Table of Contents
Mỹ và những hành động cứng rắn đối với thị trường tiền mã hóa
Năm 2023, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) là một trong những cơ quan nhận được nhiều sự quan tâm nhất của giới đầu tư trên thị trường tiền mã hóa toàn cầu với hàng loạt quyết định gây nhiều bất ngờ và tranh cãi trong thời gian dài.
1. Sàn Binance
Trong đó, đáng kể nhất là “bom tấn” Binance Holdings và nhà sáng lập kiêm CEO Changpeng Zhao (còn được biết tới với tên gọi CZ) bị buộc tội rửa tiền và vi phạm các lệnh trừng phạt của nước này. Sau hàng loạt phiên điều trần, Binance cuối cùng đã phải thừa nhận các cáo buộc cùng hình phạt 4,3 tỷ USD. Người đứng đầu Binance, CZ cũng buộc phải từ chức và chấm dứt các hoạt động điều hành tại sàn giao dịch lớn nhất thế giới kể từ tháng 11/2023.
Sự việc của Binance cũng làm dấy lên lo ngại về việc tuân thủ quy định pháp lý của các sàn giao dịch tiền mã hóa trên toàn cầu, trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới chưa có sự đồng bộ về hành lang pháp lý trong lĩnh vực mới mẻ này.
2. Sàn Kraken
Trước đó, ngay từ đầu năm, SEC đã công bố quyết định phạt sàn giao dịch Kraken 21 triệu USD vì cung cấp dịch vụ staking tiền mã hoá với lập luận staking là một hoạt động chào bán chứng khoán chưa được đăng ký.
3. Các quy tắc cho Stablecoin vấp phải sự phản đối của Circle (USDC) và Tether (USDT)
Tháng 4/2024, SEC lại khiến thị trường dậy sóng khi công bố dự thảo quy tắc mới về stablecoin, tập trung vào việc yêu cầu các stablecoin phải được phát hành bởi các tổ chức thuộc quản lý của SEC. Quy tắc này đã vấp phải sự phản đối dữ dội của các công ty phát hành stablecoin, đặc biệt là các ông lớn trong ngành như Circle (phát hành USDC) và Tether (phát hành USDT).
4. Sàn Coinbase
Chưa dừng lại ở đó, các vụ kiện của SEC còn liên quan đến việc phân loại tiền mã hóa là chứng khoán hay hàng hóa mà vụ kiện sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất Mỹ Coinbase vào tháng 6/2023 là điển hình. Cụ thể, SEC cho rằng sàn giao dịch này đã niêm yết chứng khoán trái phép, đồng thời đưa ra danh sách những token được xác định là chứng khoán như SOL, ADA, MATIC,… Coinbase đã kháng cáo lên tòa án với lý do SEC không chứng minh được các token nêu trên là chứng khoán, cũng như SEC đang hành động vượt quá thẩm quyền.
Vụ kiện của SEC đối với Coinbase hiện vẫn chưa đi đến hồi kết nhưng đã gây ra một cuộc tranh luận lớn trong cộng đồng tiền mã hóa. Một số người cho rằng SEC đang cố gắng kiểm soát thị trường tiền mã hóa, trong khi số khác lại cho rằng SEC đang thực hiện đúng nhiệm vụ của mình là bảo vệ nhà đầu tư.
5. Ripple (XRP)
Đặc biệt vụ kiện nhiều năm giữa SEC với Ripple Labs (XRP) đã gần đến hồi kết khi Ripple giành chiến thắng một phần khi Tòa án tuyên bố rằng token XRP không phải là chứng khoán. Mặc dù SEC đã kháng cáo phán quyết này, nhưng chủ yếu tập trung vào hoạt động chào bán token XRP, thay vì cố chứng minh token XRP là chứng khoán như trước đây.
Phán quyết của tòa án đã mở ra một trang sử mới cho thị trường tiền mã hóa. Từ nay về sau, SEC sẽ không còn sức nặng trong các cáo buộc “token là chứng khoán” và sẽ phải chùn chân mỗi khi muốn kiện các sàn giao dịch và các công ty phát hành tiền mã hóa.
6. Bitcoin Spot ETF
Bên cạnh đó, các thông tin, tiến triển trong hoạt động phê duyệt Bitcoin và Ethereum Spot ETF (Chứng chỉ quỹ Bitcoin và Etherum giao ngay) cũng làm thị trường mong đợi với niềm tin sẽ được phê duyệt sớm.
Nhiều tổ chức đầu tư hàng đầu như ARK Invest, BlackRock, Bitwise, VanEck, Wisdomtree, Invesco, Fidelity và Valkyrie đều đã nộp đơn lên SEC để đăng ký Bitcoin Spot ETF, thậm chí cả Ethereum Spot ETF.
Thực tế, đến ngày 10/1/2024, sau rất nhiều lần từ chối, SEC cũng đã buộc phải thông qua Bitcoin ETF Giao ngay, tạo ra một làn sóng lạc quan tin tưởng vào triển vọng của thị trường trong dài hạn.
Giới chuyên gia cũng tin rằng, sau khi được phê duyệt, vốn hóa của thị trường crypto sẽ tăng cao do các nhà đầu tư tại Mỹ sẽ có thể giao dịch Bitcoin và Ethereum dễ dàng như cách họ đang giao dịch chứng khoán và được bảo vệ bởi hành lang pháp lý ổn định của thị trường chứng khoán Mỹ.
Lưu ý: Bài viết chỉ cung cấp góc nhìn và không phải là lời khuyên đầu tư.
- Nếu bạn cần Dịch vụ quảng cáo token, liên hệ Click Digital ngay.
Giới thiệu token Saigon (SGN):
- Đầu tư vào các công ty quảng cáo blockchain hàng đầu bằng cách MUA token Saigon (SGN) trên Pancakeswap: https://t.co/KJbk71cFe8 (đừng lo lắng về tính thanh khoản, hãy trở thành nhà đầu tư sớm)
- Được hỗ trợ bởi Công ty Click Digital
- Nâng cao kiến thức về blockchain và crypto
- Lợi nhuận sẽ dùng để mua lại SGN hoặc đốt bớt nguồn cung SGN để đẩy giá SGN tăng.
- Địa chỉ token trên mạng BSC: 0xa29c5da6673fd66e96065f44da94e351a3e2af65
- Twitter: https://twitter.com/SaigonSGN135
- Staking SGN: http://135web.net
- If you’d like to invest in top blockchain advertising companies, just BUY Saigon token (SGN) on Pancakeswap: https://t.co/KJbk71cFe8 (do not worry about low liquidity, be the early investor)
- Backed by Click Digital Company
- Enhancing blockchain and crypto knowledge
- The profits will be used to repurchase SGN or burn a portion of the SGN supply to drive up the SGN price.
- BSC address: 0xa29c5da6673fd66e96065f44da94e351a3e2af65
- Twitter: https://twitter.com/SaigonSGN135
- Staking SGN: http://135web.net
Digital Marketing Specialist