Tình hình pháp lý crypto tại châu Âu (EU)

Bài viết này sẽ cho mọi người có cái nhìn tổng quan về tình hình pháp lý của thị trường crypto tại khu vực Liên minh châu Âu (Europe). Chúng ta cùng bắt đầu nhé.

1. Các dấu mốc đáng chú ý

Ngày 20/4/2023: Đạo luật MiCA của Liên minh Châu Âu (EU) đã được Nghị viện Châu Âu thông qua, công bố chính thức vào ngày 16/5/2023. Dự kiến sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2024.

Các tài sản số được MiCA quy định gồm: Asset-referenced tokens (ART), Electronic money tokens (EMT) và Tài sản mã hóa không phải ART hay EMT (ví dụ: utility token). DeFi, NFT, CBDC nằm ngoài phạm vi quy định của MiCA.

MiCA đưa tất cả các nhà phát hành và nhà cung cấp dịch vụ tài sản tiền mã hoá (CASP – Crypto-Asset Service Provider) vào một khuôn khổ cấp phép theo quy định và tạo một khung pháp lý cụ thể cho các loại stablecoin.

2. Quy định Chống rửa tiền và Chống tài trợ khủng bố (AML/CFT) tại Châu Âu

Ngày 19/8/2018 Nghị viện Châu Âu thông qua “Chỉ thị Chống rửa tiền thứ 5” (MLD5) tập trung vào tài sản ảo.

Ngày 20/7/2021 – Ủy ban Châu Âu đề xuất MLD6 và áp dụng Khuyến nghị 16 của FATF đối với thị trường tiền mã hoá.

Ngày 29/6/2022 – EU đạt được thỏa thuận tạm thời về đề xuất cập nhật Quy định 2015/847/EU về “Quy định chuyển tiền” (TFR).

Ngày 20/4/2023 – Nghị viện Châu Âu phê duyệt MiCA và TFR sửa đổi, thiết lập khung pháp lý thống nhất cho tiền mã hoá ở EU nhằm tăng cường bảo vệ người dùng.

Ngày 9/6/2023 – TFR được công bố trên Tạp chí chính thức của Liên minh châu Âu.

Ngày 30/12/2024 – Quy Tắc Trao Đổi Thông Tin Trong Giao Dịch (Travel Rule) của FATF về tiền mã hoá sẽ có hiệu lực đối với tất cả CASP tại EU.

3. Vì sao MiCA quan trọng?

3.1. Sự Ra Đời và Ý Nghĩa của Đạo Luật MiCA

MiCA được kỳ vọng sẽ cung cấp sự chắc chắn về mặt pháp lý cho các loại tài sản số không nằm trong quy định tài chính hiện hành của Châu Âu.

Đạo luật MiCA xuất hiện như liều thuốc đối với lĩnh vực tiền mã hóa khi rủi ro đang ngày càng tăng cao. Dự kiến sẽ được triển khai từ năm 2024. Hiệp hội Blockchain Châu Âu (EBP) cũng được thành lập để thúc đẩy cụ thể hơn về sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên về công nghệ blockchain.

MiCA được kỳ vọng sẽ cung cấp sự chắc chắn về mặt pháp lý cho các loại tài sản số không nằm trong quy định tài chính hiện hành của Châu Âu. Cụ thể, MiCA sẽ đưa tất cả các nhà phát hành và nhà cung cấp dịch vụ tài sản số (CASP) vào một khuôn khổ cấp phép theo quy định; thay thế một số quy định quốc gia hiện hành và tạo một khung pháp lý cụ thể cho các loại stablecoin.

3.2. Phạm Vi và Tác Động Của MiCA Đối Với Thị Trường Tài Sản Số Châu Âu

MiCA sẽ không áp dụng cho các nhà cung cấp dịch vụ tiền mã hoá ngoài châu Âu trừ khi họ nhắm mục tiêu đến các nhà đầu tư EU hoặc cung cấp dịch vụ của họ ở EU. Tuy nhiên, các cơ quan có thẩm quyền quốc gia ở EU có thể yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ tài sản số ngoài châu Âu phải xin phép theo quy định của MiCA nếu họ muốn cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào EU.

Các token không thể thay thế (NFT) được loại trừ khỏi phạm vi của Luật MiCA, trừ khi chúng đáp ứng một số tiêu chí được đề cập trong văn bản. Ủy ban Châu Âu sẽ chịu trách nhiệm đánh giá sự phát triển của thị trường mới này và cần đề xuất một chế độ cụ thể cho NFT, trong vòng 18 tháng kể từ khi luật có hiệu lực.

Các dịch vụ liên quan đến tài sản crypto được cung cấp hoàn toàn phi trung gian (tài chính phi tập trung hoặc DeFi) được loại trừ khỏi phạm vi của văn bản, nhưng Ủy ban sẽ tiến hành đánh giá về sự phát triển của tài chính phi tập trung và việc quy định của nó.

Sự ra đời của MiCA là một bước tiến đáng kể trong việc quản lý thị trường tài sản số tại lục địa già, có thể tác động đến một số thị trường tài sản số khác trên thế giới.

Thị trường tiền mã hoá châu Âu đã chứng kiến nhiều vụ lừa đảo. Vào năm 2022, các cơ quan thực thi pháp luật ở Bỉ và Thụy Sĩ đã phá hủy một mạng lưới tội phạm lừa đảo Ponzi trên toàn cầu bằng cách sử dụng hình thức bán hàng đa cấp của tiền mã hoá “VITAE”, có khoảng 223.000 cá nhân từ 177 quốc gia đã trở thành nạn nhân của kế hoạch này. Tổng thiệt hại của dự án này là 1,1 triệu EUR tiền mặt bị tịch thu, cùng với 1,5 triệu EUR giá trị tiền mã hoá.

Trong bối cảnh đó, MiCA có một số lợi ích như đưa ra quy định rõ ràng hơn đối với CASP ở châu Âu, cải thiện khả năng bảo vệ nhà đầu tư, tăng cường ổn định tài chính và thúc đẩy đổi mới. MiCA cũng sẽ giúp các quốc gia thành viên hợp tác về công nghệ blockchain dễ dàng hơn, vì EBP sẽ cung cấp một diễn đàn để thảo luận và trao đổi các phương pháp hay nhất. MiCA còn có tác động đến tất cả các CASP cung cấp dịch vụ cho khách hàng ở EU, bao gồm các sàn giao dịch, nhà cung cấp ví lưu ký, nhà phát hành dịch vụ tiền mã hoá ban đầu (ICO) và các CASP khác. MiCA sẽ không áp dụng cho những người mua hoặc bán tài sản tiền mã hoá cho tài khoản của chính họ.

Liên minh châu Âu là một liên minh chính trị, kinh tế và quân sự quan trọng nhất thế giới. Vậy nên MiCA được xem là một bước đột phá quan trọng trong việc quản lý thị trường tài sản số tại châu Âu và từ đó, nó có thể là hình mẫu ảnh hưởng đến các quy định và chính sách quản lý thị trường tài sản số trên toàn thế giới. Sau khi MiCA có hiệu lực, các quy định mới sẽ được áp dụng đối với tất cả các loại tài sản số, bao gồm các loại tiền mã hóa và token chứng khoán.

3.3. MiCA đang trở thành Tiêu Chuẩn Quản Lý Thị Trường Tài Sản Số Đáng Tin Cậy

MiCA cũng có thể trở thành một tiêu chuẩn quốc tế cho quản lý thị trường tài sản số, đặc biệt là khi châu Âu đang là một trong những thị trường tài sản số lớn nhất trên thế giới. MiCA còn quan trọng ở chỗ nó cung cấp các quy định pháp lý rõ ràng và đồng nhất cho các hoạt động liên quan đến tài sản số, bao gồm các quy định về bảo vệ người dùng, có quy định đăng ký và giám sát các nhà cung cấp dịch vụ tài sản số, quản lý rủi ro và nghĩa vụ báo cáo. Điều này giúp bảo vệ tốt hơn cho khách hàng, chống rửa tiền và xây dựng thị trường tài sản số lành mạnh. Mặc dù còn tới hơn một năm MiCA mới chính thức có hiệu lực nhưng ngay từ bây giờ các nhà cung cấp dịch vụ đã phải bắt tay đi theo quy chuẩn mới.

Ở giai đoạn đầu, việc áp dụng MiCA sẽ có tác động hai chiều, tiêu cực và tích cực, nhưng sự tích cực sẽ chiếm ưu thế hơn. Dần dần MiCA có thể góp phần xây dựng một thị trường tài sản số đáng tin cậy và minh bạch hơn nhiều, thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực mới mẻ này.

Đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng trực tiếp có thể là các startup và các nhà cung cấp dịch vụ tài sản số trong khu vực châu Âu. Những đối tượng này sẽ phải tuân thủ các quy định mới được đưa ra trong MiCA như đăng ký, bảo vệ khách hàng, quản lý rủi ro, chống rửa tiền, chống tài trợ khủng bố và các nghĩa vụ báo cáo giám sát. MiCA chắc chắn sẽ làm tăng gánh nặng tài chính cho các nhà cung cấp và startup sẽ gặp khó khăn khi triển khai. Tuy nhiên, theo chiều ngược lại, các dự án yếu kém sẽ được thanh lọc đáng kể, giúp thị trường trở nên lành mạnh và an toàn hơn.

Trong khi đó, đối tượng được hưởng lợi lớn là người dùng và các nhà đầu tư trong lĩnh vực này. MiCA cung cấp các quy định pháp lý rõ ràng và đồng nhất cho các hoạt động liên quan đến tài sản số, từ đó giúp tăng cường sự tin tưởng và giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư và người dùng tài sản số. Ngoài ra, chính bản thân các quốc gia trong Liên minh châu Âu sẽ được hưởng lợi vì có thể quản lý và thu thuế từ các hoạt động này, giảm sự bất ổn kinh tế mà các rủi ro không có kiểm soát trong lĩnh vực tài sản số có thể xảy ra.

Lưu ý: Bài viết chỉ cung cấp góc nhìn và không phải là lời khuyên đầu tư.

Giới thiệu token Saigon (SGN):

  • Đầu tư vào các công ty quảng cáo blockchain hàng đầu bằng cách MUA token Saigon (SGN) trên Pancakeswap: https://t.co/KJbk71cFe8/ (đừng lo lắng về tính thanh khoản, hãy trở thành nhà đầu tư sớm)
  • Được hỗ trợ bởi Công ty Click Digital
  • Nâng cao kiến thức về blockchain và crypto
  • Lợi nhuận sẽ dùng để mua lại SGN hoặc đốt bớt nguồn cung SGN để đẩy giá SGN tăng.
  • Địa chỉ token trên mạng BSC: 0xa29c5da6673fd66e96065f44da94e351a3e2af65
  • Twitter: https://twitter.com/SaigonSGN135/
  • Staking SGN: http://135web.net/
5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *