Thiên nga đen, derisk, tư duy hai chiều và bản ngã của một nhà đầu tư

I. Thiên nga luôn có màu trắng!

 Một trong những lý thuyết nổi tiếng của thị trường tài chính là “lý thuyết thiên nga đen”. Mô tả về một sự kiện không ai lường trước, nghĩ đến những vẫn thực sự xảy ra và gây ra nhiều thiệt hại.

Image

 Trong suy nghĩ của rất nhiều người, thiên nga luôn là loài vật với màu trắng tinh khôi, xinh đẹp. Họ chưa bao giờ thấy, chưa bao giờ nghĩ đến loài vật này có thể tồn tại dưới một hình ảnh hoàn toàn trái ngược. Và rất bản năng, nhiều người tin rằng những gì mình KHÔNG NGHĨ RA sẽ KHÔNG BAO GIỜ XẢY RA.

 Đặc biệt trong thị trường tài chính, dù đâu cơ hay đầu tư thì tư duy như trên thường sẽ khiến người tham gia gặp phải những sụp đổ khủng khiếp, “lý thuyết thiên nga đen” rất phổ biến khi nói đến quản trị rủi ro trong đầu tư là vì vậy. 

 Khi thực sự làm công việc liên quan đến cộng đồng crypto, mình lâu lâu lại giật mình vì nhìn thấy một phiên bản các NĐT có tư duy hết sức cợt nhả với rủi ro 😀 Trước đây khi mình tham gia thị trường chứng khoán, ngoại hối thì mình ít thấy kiểu NĐT này hơn hẳn. 

 Vậy bạn có phải là kiểu NĐT có lối suy nghĩ ‘những gì bạn KHÔNG NGHĨ RA sẽ KHÔNG BAO GIỜ XẢY RA’ không? Bạn có nghĩ thiên nga chỉ có màu trắng không?

II. “Rủi ro đến từ việc bạn không biết mình đang làm gì” – Warren Buffett

 Cũng giống với ý 1, càng tiếp xúc với cộng đồng crypto nhiều thì mình càng bàng hoàng trước số lượng lớn kiểu người chơi “không biết họ đang làm gì”. 

 Họ dễ dàng lao vào futu chỉ vì nhìn thấy một ai đó khoe kiếm được nhiều tiền từ futu. 

 Họ dễ dàng chuyển hết tiền sang tk margin để THỬ CHƠI ĐÒN BẨY chỉ vì đọc được một bài viết nói về lợi thế của ai đó khi dùng đòn bẩy. 

 Họ dễ dàng vứt từ “stoploss aka dừng lỗ” ra khỏi não chỉ bởi vì nó khiến họ thấy quá phức tạp, và vì một ai đó nói rằng dừng lỗ chỉ để cho nhà cái biết và tìm đến rũ họ trước khi đưa market tiếp tục đi lên.

 Nếu ai đã follow mình trên ytb một thời gian, chắc chắn rất quen thuộc với lời khuyên “chơi gì cũng được miễn biết mình đang làm gì là đc”. Mình không thường đưa ra lời khuyên rập khuôn kiểu phải làm như A, phải đánh như B. Đơn giản là với 10 năm ở trong thị trường, mình hiểu sự đa dạng và linh hoạt trong cách chơi và tư duy của rất nhiều kiểu người chơi trong thị trường này. Ai cũng có cái hay và tất nhiên có mặt hạn chế riêng. Nhưng giống như tính cách của con người vậy, mỗi người sẽ hợp với một chiến lược khác nhau, càng cố gò ép thứ không hợp với mình thì càng khó thành công.

 Vấn đề là: “BẠN ĐÃ BIẾT MÌNH ĐANG LÀM GÌ, VÀ ĐIỀU GÌ PHÙ HỢP VỚI BẠN CHƯA?”

III. Khi bạn thấy một chiếc ô tô ngược chiều lao đến, bạn sẽ tông vào nó hay đi chậm lại?

 Mình đã định hình phong cách đầu tư lẫn trading của bản thân được khoảng 6 năm. Sau quá nhiều mất mát, sau những giai đoạn mình bế tắc đến mức nhiều lần đã nghĩ đến việc reset cuộc đời và làm lại ở kiếp khác. Mình đã từng đốt hết toàn bộ tích lũy trong 5,6 năm cuộc đời chỉ trong 40 ngày. Và mình lặp lại điều đấy đến 3 lần. Nói về liều và ngu thì mình chắc không kém bất kì ai đọc đc bài này Những điều đó làm nên con người mình hiện tại: biết rằng an toàn mới là thứ mình hướng đến, biết rằng giàu sang mà không an yên thì cũng vô giá trị, biết rằng bản thân không được sụp đổ vì không còn thời gian làm lại và phía sau còn bao nhiêu người trông cậy.

 Nhưng tham gia thị trường tài chính thì đừng ai nói tài nói hay, luôn có rủi ro. Vậy làm thế nào để vẫn giữ được sự an toàn mình mong muốn? Câu trả lời là:

“Luôn nghĩ đến tình huống ngược lại!”

 Mình chưa từng nói đến từ “SHORT” hay nút “BÁN” trong gần nửa năm nay. Thậm chí mình còn quyết liệt DCA dương và nhối vol to vào hàng trong 2 tháng năm mới. Đây ko phải là fomo, đây là kết quả của việc phân tích và lựa chọn của bản thân sau rất nhiều metric mà mình theo dõi. Vấn đề quan trọng là mình luôn đặt một câu hỏi ngược mỗi khi bấm nút “BUY”, liệu nếu mọi thứ không đi lên như mình nghĩ, mình sẽ đối phó thế nào. Khi đã lên xong phương án, lúc đó mới bấm nút “BUY”. Thực tế thì mình đã vào hết 100% vốn (rất nhiều KOL vẫn nói luôn phải có 10~15% vốn đề phòng, nhưng với mình đoạn này thì “*éo”). Và tất nhiên là mình đang lãi ổn cả lệnh cũ lẫn mới (có thể tham khảo file danh mục mình up công khai để đánh giá tình trạng).

 BTC phá tung ATH trong 1 nhịp duy nhất? Phải rất ngok ngek hoặc rất rất lạc quan mới có niềm tin như vậy =)) Nếu ae là trader thì sẽ càng thấy khó xảy ra. Đứng trước câu chuyện rủi ro market có thể điều chỉnh, thậm chí có thể xảy ra một cú thiên nga đen. Mình lấy ví dụ ở trên là giống như đang có một chiếc ô tô lao phăm phăm đến. Bạn sẽ làm gì?

 Mình thì sẽ đạp nhẹ phanh, đi chậm lại, tay chuẩn bị sẵn tinh thần bẻ lái để né nó nếu nguy hiểm vượt mức. Mình đoán đây là quyết định phần lớn mng đều làm. Và nếu trên xe ko phải chỉ mình bạn, còn là vợ con, bố mẹ, gia đình? Chắc chắn bạn sẽ còn đi chậm hơn, đánh lái sớm hơn. 

 Thật kì lạ là nhiều người lại không làm thế. Số vốn bỏ vào của họ có thể là số tiền dành dụm để mua căn nhà hết cảnh đi thuê. Là số tiền lo học ĐH cho 2 đứa con thơ. Là số tiền phòng bệnh tật tuổi già của họ hay bố mẹ họ… Nhưng họ vẫn sẵn sàng thả trôi, mặc kệ cho market với một lời bào chữa “người ta còn đang mua, mình lại đi lo bán, thế thì sao giàu” Xin nhắc lại ý 1 và 2, mình thực sự sốc và khá ngán ngẩm với những bác này. Lí do mà crypto nó nhiều bác như này là do KOL crypto ảnh hưởng đến, mình ko dám nhận hơn thua nhưng mình nghĩ đây là 1 thực trạng tệ hại. Mấy thằng mặt hoạt hình, suốt ngày khoe lãi lùa gà nó đang làm hỏng hết tư duy đầu tư của cả 1 lớp người.

IV. Derisk lúc nào nên?

 Derisk là chỉ việc bạn giảm thiểu rủi ro khi lo ngại có một biến động khó lường sắp diễn ra. Khổ một nỗi là trong thị trường crypto, biến động quá nhanh và biên độ quá lớn. Chuyện rủi ro đáng lo ngại nó trở thành việc cơm bữa =)) Và vì thế nếu suốt ngày cứ derisk thì chắc giấc mơ giàu sang ko bao giờ đến.

 Chính lúc này, chính thị trường này mới cần đến “triết lý đầu tư”, nó giống như bạn đá bóng loạn cào cào thì chỉ là phong trào. Bóng đá chuyên nghiệp thì chiến thuật còn cao hơn con người, 1 cầu thủ giỏi nhất TG cũng ko thắng được nếu đồng đội mỗi người một phách. 

 Với mình thì derisk là một nghệ thuật, nhưng cũng là một canh bạc. Nó tinh tế, khoa học, uyển chuyển như một môn nghệ thuật. Nhưng nó cũng mông lung, không chắc chắn, đầy tính may/rủi như một ván bạc. Và vì thế mình ko đóng khung cho bất kì ai, mình chỉ đưa ra vài tiêu chí của bản thân để mng tham khảo vấn đề này:

– Đánh giá mức độ cân bằng, an toàn của tổng TK để giảm rủi ro ở mức tương ứng

– Bất cứ khi nào tâm lý, cảm xúc có vẻ bất ổn thì lập tức giảm rủi ro để giữ bản thân cân bằng. Một số dấu hiệu như: liên tục mở app không thể khống chế, làm việc mất tập trung, đêm ngủ không ngon giấc, dễ cáu giận hoặc quá hưng phấn… Đây đều là lúc bạn nên derisk. Vì nếu không theo cái đà này bạn sẽ dễ bị cuốn vào những điều tồi tệ hơn sau đó.

– Đánh giá khả năng tham gia trở lại và tiềm năng market trong tương lai. Nếu cơ hội phía sau còn nhiều, lùi một bước để tiến 2 bước ko có gì sai. Nếu cơ hội có vẻ còn rất ít, chọn cờ bạc một lần để huy hoàng hay chơi hèn thủ bẩn là do mình tự quyết. Có những lúc mình vẫn để cảm xúc dắt đi, và đôi khi kết quả rất tuyệt vời.

 Bài viết dài, nhưng mình nghĩ ai đọc đc đến cuối chắc sẽ thấy ít nhiều giá trị. Bạn là của hiếm trong thị trường này, phần lớn người chơi ko làm đc như bạn. Họ thiếu kiên trì ngay từ những bước đầu tiên, đám này sẽ là thanh khoản cho chúng ta hái quả, nhiều người hỏi tiền đến từ đâu thì là tư đấy đấy. Nên nhớ rằng kết quả cuối cùng luôn chỉ có dưới 10% người chơi chiến thắng, đừng bất ngờ khi đám đông sai lầm.

 Mình vẫn hết sức bullish, mình vẫn tin rằng thị trường chưa thể dừng lại ở đây. Mình vẫn tiếp tục tìm cơ hội all-in thậm chí là dùng margin để có thể đánh hơn 100% số vốn. Nhưng quan trọng ko phải là mình hay ai đó khác làm gì. Quan trọng là “bạn đã biết mình nên làm gì, điều gì phù hợp với bạn chưa“.

Image
Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *