Một số vấn đề về Thanh khoản trong thị trường crypto

Thanh khoản là gì?

Liquidity hay còn gọi là tính thanh khoản, thể hiện qua việc mua, bán một khối lượng lớn crypto mà không (hoặc rất ít) gây tác động đến giá của đồng coin đó. Thanh khoản càng cao thì càng ít biến động và ngược lại. Thanh khoản không chỉ có ý nghĩa trong trong thị trường Crypto, mà còn ở chứng khoán, hay ở bất cứ tài sản giao dịch nào. Một tài sản được xem là thanh khoản cao khi có thể bán được một cách nhanh chóng mà giá không giảm đáng kể so với dự định và có thể khớp giá ngay lập tức có thể ví dụ như BTC, ETH,…

Tầm quan trọng của thanh khoản với thị trường crypto

Thanh khoản luôn là một vấn đề rất quan trọng và phải xem xét rất kỹ trước khi đầu tư trong bất kỳ thị trường nào. Đặc biệt, trong thị trường như crypto, thanh khoản luôn luôn được chú ý đến nếu anh em mà hay chơi DEX nhiều sẽ hiểu thanh khoản nó quan trọng ntn.

Ví dụ một người đang cầm một token đang lãi và muốn chốt lời ở mức giá cụ thể nhưng token đó thanh khoản kém nếu swap nhau thì sẽ mất lãi thậm chí lỗ. Trong trường hợp anh em muốn bán ra mà vẫn giữ được lợi nhuận 30% thì cần phải tốn nhiều thời gian hơn để bán ra ở mức giá đó. Tuy nhiên, thị trường đâu chỉ có mỗi mình bản thân mình giao dịch. Nếu anh em không bán sẽ có người khác chấp nhận bán và khiến cho giá giảm xuống rất nhanh, đặc biệt là với anh em hay Degen săn kèo trên DEX.

Cách kiểm tra thanh khoản của các đồng coin

Từ các ví dụ trên, anh em cũng hiểu rõ rằng tính thanh khoản là một yếu tố có ảnh hưởng lớn đến quyết định giao dịch. Vì nó thể hiện mức độ dễ dàng mua/bán một đồng coin bất kỳ nào đó. Vậy trước khi quyết định giao dịch một đồng coin nào đó, anh em cần kiểm tra mức độ thanh khoản của đồng coin đấy bằng cách kiểm tra 3 yếu tố sau:

  • Volume giao dịch(so với cap)
  • Tường mua bán (orderbook)
  • Độ chênh lệch giữa giá bid-ask.

Volume giao dịch

Volume giao dịch cho ta thấy mức độ thanh khoản của thị trường và dữ liệu về khối lượng giao dịch trong quá khứ. Nhiều người thường lầm tưởng volume thể hiện lực mua bán là sai. Volume thể hiện tính thanh khoản. Thường thì mình sẽ dùng Coingecko để kiểm tra và Messario để kiểm tra real volume.Hãy chú ý là volume trên các sàn thường bị fake(mua đi bán lại) hay wash trading hay không. Nếu nằm trong diện này mọi người rất khó để giao dịch nhanh chóng vì đa số là bot giao dịch.

Order Book Depth

Cách kiểm tra tiếp theo là đó là quan sát tường mua bán(orderbook)

Orderbook càng dày thì thanh khoản càng cao, càng mỏng thì càng thấp đó là lý do vì sao một số đồng coin tăng những giữ được giá còn một số đồng coin tăng nhưng giảm ngay lập tức.

Ví dụ: Anh em muốn bán 100,000$ đồng A ở mức giá $0.1 và Buy OrderBook Depth của đồng A thể hiện rằng:

  • Ở mức giá $0.1 chỉ có $40,000 đồng A.
  • Ở mức giá $0.09 có thêm $60,000 đồng A nữa.

Từ đó anh em tự ước lượng được độ chênh lệch nếu đánh đổi thanh khoản với tốc độ giao dịch.

⇒Một mẹo khá hay khi quan sát orderbook đó là kết hợp với volume, ptkt để bắt dip và chốt lời.

volume giảm và giá giảm nhưng lệnh tường dày thì rất có thể là điểm đảo chiều.

Tuy nhiên, orderbook không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác vì các yếu tố như các lệnh Stop – Limit hay sàn đặt bot mua bán.

Bid-Ask Spread

Bid-ask spread là sự khác biệt giữa giá đặt mua cao nhất và giá bán thấp nhất của một đồng coin. Nếu muốn đặt lệnh mua theo giá thị trường, bạn cần chấp nhận mức giá bán thấp nhất từ người bán. Còn nếu muốn bán ngay lệnh sẽ được khớp ở mức giá mua cao nhất từ người mua. Bid-ask spread hẹp có nghĩa là lợi nhuận của bạn sẽ nhiều hơn. Lúc này, người mua và người bán có thể thực hiện lệnh của họ mà không gây ra thay đổi đáng kể gì về giá. Nguyên nhân là do luôn có một lượng lớn lệnh trong sổ lệnh và giá liên tục được đưa trở lại trạng thái cân bằng bởi các trader.

Ngược lại, bid-ask spread lớn thường có nghĩa là thị trường thiếu thanh khoản và có sự khác biệt lớn giữa giá người mua muốn mua và giá người bán muốn bán.

Case Study

Tại Sao Cá Mập Thường Rút Về Ví Cho Chúng Ta Thấy?

Đợt trước thì mình có thấy một câu hỏi khá hay đó là tại sao cá mập khi gom hàng trên sàn mà lại cho chúng ta thấy? Liệu cố ý hay không thì mình xin trả lời như sau:

– Với các trường hợp bình thường mà chúng ta thường thấy đó là cá mập thường rút về ví cá nhân đó là lý do an toàn, thứ hai là chúng ta đều biết rằng cá mập gom hàng mục đích là để xả giá cao nhưng nếu thanh khoản không đủ để xả hết thì cá tìm cách dụ cá con đu vào làm thanh khoản và onchain là một trong những công cụ đó. Còn mua trên sàn thì khá bất lợi vì khi mua số lượng lớn, do thiếu thanh khoản nên rất dễ trượt giá. Quỹ họ phải chia làm nhiều lệnh nhỏ mua và gom theo đường giá trên chart sẽ tốn nhiều thời gian

– Với trường hợp của DWF Labs gần đây, thì hầu hết MM này đều deal với dự án nhỏ sắp hết tiền thanh khoản không có nên đa số họ sẽ mua OTC(không trượt giá còn được mua giá tốt) nên họ sẽ kết hợp cả kill long short và họ cũng muốn đẩy nhanh nên nếu gom trên sàn thì khá lâu đồng thời dùng onchain để marketing tên tuổi cho mùa uptrend sau luôn, mọi người nên nhớ rằng MM có tên tuổi thì dự án mới thuê. Mình đánh giá đây là một cách khá hay.

=> Tóm lại về vấn đề rút về ví của cá mập chủ yếu là do vấn đề thanh khoản và mục đích của MM đó, vì thế mọi người cũng đừng quá toxic với onchain, onchain là công cụ để cá mập cho mình thấy những thứ họ muốn và việc của mình là tìm ra những thứ được che dấu đằng sau đó.

Tại Sao $BIGTIME chỉ được list Future trên Binance?

Dạo gần đây có con hàng BIGTIME hay trước đây là BLUR thì Binance mới chỉ list phái sinh vậy cụ thể ra sao? Dưới đây là một số suy luận của mình. Cùng nhìn lại lịch sử trước đây ta có sàn FTX list RON nhưng lúc đó dự án chưa token đồng nghĩa việc list Futures của FTX là để dò giá coi cộng đồng chấp nhận ở mức vốn hóa thế nào, tiện thể kill longshort các con bạc luôn vì chưa có token thì FTX không thể kiểm soát đường giá? Còn với trước đây là BLUR hay mới nhất là BIGTIME đã có token thì sao? Theo mình nghĩ kết hợp với các yếu tố như trường hợp của RON thì cộng thêm việc là giá list Binance cao nên dự án không chịu, hoặc tụi nó deal được offer tốt hơn với OKX hay với các sàn khác kiểu dạng độc quyền thì 1 khi đã sign rồi thì token nó phải đưa cho OKX làm thanh khoản nhiều (giữ liquidity) thì lúc này Binance sẽ ko có token để làm MM nên nó cũng ko list vì list mà thanh khoản kém thì ảnh hưởng danh tiếng. Còn 1 khi nó list futures thì mình nghĩ risk thấp hơn, trader cờ bạc long short với mấy con biến động như vậy càng dễ ra đảo. Ngoài ra, khi phân tích tokenomics của dự thì nó không phân bổ cho seed, private nên Binance cũng không có hàng đủ cho việc listing spot.

Tại Sao Dạo Gần Đây Một Số Hàng LowCap Được Listing Future Pump Mạnh Như Vậy?

Như chúng ta đã biết mới đây OOKI, BOND, LOOM là những coin lowcap được bơm rất mạnh, đặc điểm của những coin này là coin rác được cho vào danh sách monitoring (giám sát có khả năng delist), hiện tại cho thị trường thanh khoản không có nên sàn pump những coin lowcap rất dễ nhưng pump lên thì thanh khoản đâu ra mà xả? Đó chính là cho listing future để cho các con bạc vào Longshort. Quy trình sẽ là MM gom đủ hàng rồi họ mua spot. Thấy giá pump nhiều nên con bạc vào Short quá nhiều khiến Funding âm. Tiếp theo đẩy giá Spot tạo phân kỳ giá rất lớn. Đoạn này mấy ông short cháy hết hết vì vừa lỗ vừa chịu fee funding. Sau khi vị thế đẹp thì họ short và tiến hành Sell Spot. Điển hình mọi người check lại chart future và spot LOOM thì sẽ hiểu.

Phan Đạt


Click Digital

Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *