Lịch sử ngành thanh toán Trung Quốc trước khi có CBDC, và sự hình thành của e-CNY

Xin chào mọi người, bài viết này sẽ đề cập đến bối cảnh lịch sử ngành thanh toán của Trung Quốc trước khi có CBDC, và sự hình thành của e-CNY.

Với tiềm lực kinh tế lớn cùng lợi thế dân số khổng lồ, Trung Quốc đã nỗ lực phát triển năng lực nội tại nhằm thay đổi cấu trúc thanh toán trong hai thập kỷ qua và đã đạt được nhiều dấu mốc quan trọng. Có thể kể đến như mạng thẻ China UnionPay, các ứng dụng ví di động như AliPay và TenPay/WePay hay hệ thống thanh toán liên ngân hàng CIPS.

Mạng thẻ China UnionPay năm 2002, cho cả mạng quốc tế

Đáng chú ý là sự ra đời của mạng thẻ China UnionPay dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc năm 2002. Kể từ đó, mạng lưới này đã mở rộng ở hơn 100 quốc gia và hợp tác với các công ty như BNP Paribas, PayPal và Discover để trở thành mạng thẻ lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau Visa và MasterCard.

Ứng dụng ví di động AliPay & TenPay/WePay năm 2004

Khoảng năm 2004, Trung Quốc cũng là sân chơi thành công đầu tiên của các ứng dụng ví di động như AliPay và TenPay/WePay, giúp chuyển đổi toàn diện một nền kinh tế vốn chủ yếu phụ thuộc vào tiền mặt thành một quốc gia đi đầu thế giới trong lĩnh vực thanh toán kỹ thuật số. Hiện tại các ví di động này đã bao phủ hơn 90% thị phần Trung Quốc và có tới hơn 1 tỷ khách hàng, bao gồm cả khách hàng ở nước ngoài.

Hệ thống thanh toán liên ngân hàng CIPS năm 2015, được ví như “SWIFT Trung Quốc”

Một điển hình khác cho sự thành công của hệ thống thanh toán nội địa Trung Quốc trong việc vận hành các hệ thống tài chính là CIPS, được ví như “SWIFT Trung Quốc”. Đây là một hệ thống thanh toán bán buôn ra đời vào năm 2015 để thanh toán tiền giữa các ngân hàng, đôi khi xuyên biên giới. Khối lượng giao dịch trên CIPS đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2020 và số lượng người tham gia trực tiếp và gián tiếp trong mạng lưới của nó cũng tăng lên đáng kể, theo Báo cáo của Duffie.

Mặc dù hoạt động của CIPS vẫn phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống nhắn tin SWIFT, nhưng ở mức độ nào đó, CIPS cũng đã thành công trong việc tạo ra một giải pháp thay thế cho cơ sở hạ tầng nhắn tin và thanh toán bằng USD.

Sự hình thành của CBDC (e-CNY) năm 2017

Đến năm 2017, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu một dạng kỹ thuật số của tiền pháp định (CBDC) với tên gọi ban đầu là dự án tiền kỹ thuật số/thanh toán điện tử trước khi được đổi tên thành e-CNY. Năm 2019, Trung Quốc bước vào giai đoạn thử nghiệm phát triển CBDC, hiện đã được giao dịch có kiểm soát tại 26 thành phố, trung tâm tài chính lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Hà Bắc, đồng bằng sông Dương Tử và đồng bằng sông Châu Giang. Việc triển khai hiện bắt đầu được mở rộng tới các thị trấn và thành phố nhỏ hơn như Nam Ninh, Quảng Tây, như một phần của chương trình phát triển nông thôn. Xem xét trong bối cảnh phát triển các hệ thống thanh toán khác của Trung Quốc, việc tạo ra e-CNY cho thấy một kế hoạch đầy tham vọng nhằm mang lại hiệu quả thanh toán trong nước, cạnh tranh với các nhà đầu tư tư nhân phương Tây, hỗ trợ quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ và ngăn chặn tác động của các lệnh trừng phạt.

e-CNY được hỗ trợ bởi cả cơ sở hạ tầng một cấp và hai cấp, nghĩa là người dùng có thể tải xuống ứng dụng do PBOC và 14 ngân hàng tham gia thí điểm hoặc thực tế là liên kết trực tiếp bằng tài khoản AliPay. Dự án CBDC của Trung Quốc hiện có hơn 260 triệu người dùng, lưu hành 16,5 tỷ e-CNY và chiếm 0,16% lượng tiền mặt đang lưu thông.

Tuy nhiên, quá trình thử nghiệm CBDC của Trung Quốc cũng đối mặt với nhiều thách thức. Số lượng chấp nhận e-CNY vẫn đang ở mức thấp so với các cơ sở hạ tầng thanh toán truyền thống nội địa. e-CNY phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ cơ sở hạ tầng ví di động phát triển tốt của AliPay và WePay. Tuy nhiên, Trung Quốc dường như còn nhiều tham vọng hơn thế. Trong nước, những chương trình thí điểm này vẫn đang ở chế độ thử nghiệm, trong khi trên phạm vi quốc tế, Trung Quốc đang tạo ra các mô hình kỹ thuật và quy định để khuyến khích và thúc đẩy các quốc gia khác bắt chước và sử dụng lại.

Tìm hiểu tiếp về e-CNY trong thời điểm hiện tại và các thử nghiệm cho tương lai.

Lưu ý: Bài viết chỉ cung cấp góc nhìn và không phải là lời khuyên đầu tư.

Giới thiệu token Saigon (SGN):

  • Đầu tư vào các công ty quảng cáo blockchain hàng đầu bằng cách MUA token Saigon (SGN) trên Pancakeswap: https://t.co/KJbk71cFe8 (đừng lo lắng về tính thanh khoản, hãy trở thành nhà đầu tư sớm)
  • Được hỗ trợ bởi Công ty Click Digital
  • Nâng cao kiến thức về blockchain và crypto
  • Lợi nhuận sẽ dùng để mua lại SGN hoặc đốt bớt nguồn cung SGN để đẩy giá SGN tăng.
  • Địa chỉ token trên mạng BSC: 0xa29c5da6673fd66e96065f44da94e351a3e2af65
  • Twitter: https://twitter.com/SaigonSGN135
  • Staking SGN: http://135web.net
Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *