Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao một số bài đăng trên mạng xã hội lại bỗng nhiên “bùng nổ” và được chia sẻ chóng mặt, trong khi những bài đăng khác lại “chìm nghỉm” trong vô vàn nội dung khác? Liệu đó là do may mắn / “nhân phẩm” hay là kết quả của một chiến lược bài bản?
Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều bạn đang làm content creator, social content creator.
Nếu để tranh luận về yếu tố giúp content viral, sẽ luôn có 2 luồng ý kiến:
- Chiến lược: Bạn sẽ hay nghe các câu như:
- “Phải có kế hoạch rõ ràng”
- “Các yếu tố giúp content viral là gì?”
- Ngẫu nhiên / May mắn:
- “Hên xui thôi”
- “Viral mà chả biết tại sao”
- “Content đầu tư thì flop, content làm tào lao cho vui thì viral”
- “Cứ đăng nhiều là viral”
- “Do nhân phẩm”
Vậy đâu mới là câu trả lời chính xác?
Sự thật là, để một content viral, bạn cần kết hợp cả hai yếu tố: chiến lược và ngẫu nhiên.
Hãy tưởng tượng mạng xã hội như một đại dương mênh mông, với hàng tỷ nội dung được tạo ra mỗi ngày. Để mình cho bạn một vài con số ví dụ thực tế:
- Trên Facebook năm 2024: mỗi ngày, có hơn 1 tỷ story được chia sẻ trên khắp mạng lưới Facebook, theo SocialPilot: https://www.socialpilot.co/facebook-marketing/facebook-statistics#:~:text=17.-,Over%201%20billion%20Stories%20get%20shared%20across%20Facebook%20apps%20daily,-Story%20creation%20and
- Trên TikTok năm 2021: mỗi ngày, có 34 triệu video được tạo ra trên khắp mạng lưới TikTok, nguồn: https://thesocialshepherd.com/blog/tiktok-statistics#:~:text=There%20Are%2034%20Million%20Videos%20Posted%20Each%20Day%20on%20TikTok
Làm sao để content của bạn nổi bật giữa “biển” nội dung khổng lồ ấy?
Table of Contents
1. Chiến lược: Chìa khóa để thu hút sự chú ý
Chiến lược và kế hoạch cho content đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng viral. Các chiến lược bao gồm:
- Hiểu rõ đối tượng mục tiêu: Bạn cần biết ai là người bạn muốn tiếp cận, họ quan tâm gì, và họ sử dụng mạng xã hội như thế nào? Điều này giúp bạn định hình nội dung phù hợp với thị hiếu của họ, tăng khả năng tương tác.
- Nội dung hấp dẫn: Nội dung cần độc đáo, thú vị, gây cười, hoặc mang tính chia sẻ. Hãy thử tạo ra một content khiến người xem phải “wow” hoặc “haha” đấy!
- Kịch bản thu hút: Một kịch bản tốt sẽ thu hút sự chú ý và giữ chân người xem, khiến họ muốn xem đến hết. Ví dụ, bạn có thể sử dụng các yếu tố gây bất ngờ, humor, hoặc tạo kịch tính để thu hút sự chú ý của người xem.
- Chọn kênh phù hợp: Mỗi mạng xã hội có những đặc thù riêng. Hãy lựa chọn kênh phù hợp với đối tượng mục tiêu của bạn. Ví dụ, nếu bạn muốn tiếp cận giới trẻ, TikTok là lựa chọn phù hợp hơn Facebook.
- Thời điểm đăng bài: Đăng bài vào thời điểm người xem thường xuyên hoạt động trên mạng xã hội để tăng khả năng tiếp cận. Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích để xác định thời điểm phù hợp nhất để đăng bài.
- Sử dụng hashtag: Hashtag giúp mọi người tìm thấy nội dung của bạn dễ dàng hơn. Hãy sử dụng hashtag phổ biến và phù hợp với nội dung của bạn để tăng khả năng hiển thị.
- Tương tác với người xem: Phản hồi bình luận, câu hỏi và tham gia vào cuộc trò chuyện để tạo sự kết nối. Điều này giúp tăng sự tương tác và tạo ấn tượng tốt với người xem.
- Kêu gọi hành động: Kêu gọi người xem like, share, comment, hoặc thực hiện một hành động cụ thể để thúc đẩy tương tác. Hãy đặt ra một mục tiêu cụ thể cho mỗi bài đăng và kêu gọi người xem thực hiện hành động đó.
- Phân tích kết quả: Theo dõi hiệu quả của bài đăng và điều chỉnh chiến lược cho phù hợp. Sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi các chỉ số quan trọng như lượt xem, lượt like, lượt share, và lượt comment.
Professor Jonas Berger từ Đại học Pennsylvania đã viết một cuốn sách có tên “Contagious: Why Things Catch On” nói về 6 yếu tố khiến nội dung online viral, được gọi là mô hình STEPPS:
- Social currency: Chia sẻ content thú vị giúp chúng ta “tăng giá trị” trong mắt bạn bè.
- Triggers: Não bộ của chúng ta được lập trình để chú ý đến một số hình ảnh và ý tưởng nhất định. Content viral thường tận dụng các triggers này để thu hút sự chú ý của người xem.
- Emotions: Những video gây ra phản ứng cảm xúc, dù là tích cực hay tiêu cực, đều có khả năng được chia sẻ cao hơn.
- Public: Nếu thấy nhiều người chia sẻ content, chúng ta cũng có xu hướng chia sẻ.
- Practical value: Chúng ta thích tin tức có thể sử dụng được trong cuộc sống. Content viral thường cung cấp thông tin hữu ích hoặc giải quyết các vấn đề mà người xem quan tâm.
- Storytelling: Con người bị thu hút bởi những câu chuyện. Content viral thường có tính chất kể chuyện, tạo ra sự đồng cảm và khiến người xem muốn chia sẻ câu chuyện của bạn.
Bổ sung thêm 1 lưu ý, nội dung dễ viral thường ngắn gọn.
Mỗi mạng xã hội sẽ có thuật toán riêng và chiến lược riêng phù hợp để tăng khả năng viral, nhưng cũng có thể áp dụng qua lại. Ví dụ, thuật toán và chiến lược tăng khả năng viral trên Threads cũng có thể áp dụng cho việc tăng khả năng viral trên Facebook.
2. Tính ngẫu nhiên và Tỷ lệ viral trên mạng xã hội
Bên cạnh chiến lược, yếu tố ngẫu nhiên cũng đóng vai trò quan trọng trong việc viral của một content. Có những nội dung được lan truyền rộng rãi một cách bất ngờ, không phải do chiến lược mà do may mắn.
Ví dụ, nội dung của bạn có thể viral vào một thời điểm trùng hợp với một sự kiện lớn hoặc một xu hướng đang thịnh hành. Hay đơn giản, nó có thể được chia sẻ bởi một người có tầm ảnh hưởng, tạo ra hiệu ứng lan truyền tự nhiên.
2.1. Mạng xã hội: Thuật toán ngẫu nhiên khác nhau
Mỗi mạng xã hội có thuật toán riêng để quyết định nội dung nào sẽ được hiển thị nhiều hơn. Do đó, cần có chiến lược phù hợp để tăng khả năng viral trên mỗi nền tảng.
Ví dụ:
- TikTok: Chiến lược content chiếm 85%, tính ngẫu nhiên chiếm 15%.
- Facebook: Chiến lược content chiếm 80%, tính ngẫu nhiên chiếm 20%.
- Threads: Chiến lược content chiếm 73%, tính ngẫu nhiên chiếm 27%.
Mạng xã hội | Chiến lược content (%) | Tính ngẫu nhiên (%) |
TikTok | 85 | 15 |
80 | 20 | |
Threads | 73 | 27 |
Ghi chú: Con số trên chỉ là cảm nhận của riêng Click Digital dựa trên kinh nghiệm cá nhân, dựa trên những lần thử nghiệm đăng nội dung, số lượng nội dung bị flop và số lượng nội dung mà tất cả người dùng đăng.
2.2. Nguyên nhân có tính ngẫu nhiên
Nguyên nhân các mạng xã hội có tính ngẫu nhiên khác nhau là do thuật toán khác nhau, khác nhau ở chỗ: “số lượng like share comment ban đầu cần thiết phải đạt được để hiển thị thêm nhiều người hơn” là khác nhau.
2.3. Phân tích tỷ lệ viral trên mạng xã hội kèm case study TikTok
Thử nói rõ ví dụ về sự ngẫu nhiên trong viral của mạng xã hội TikTok. Click Digital đã thử nghiệm với việc nuôi nick TikTok để bán hàng và đăng tải nhiều nội dung.
Chuyện là hồi đó Click Digital có nuôi hàng loạt nick TikTok Việt Nam để bán, nên cũng nuôi nhiều nick và đăng nhiều bài.
Dù nội dung video được xem là có mức độ hấp dẫn tương đương nhau, nhưng chỉ một video duy nhất viral trên 10,000 lượt xem, trong khi những video còn lại chỉ đạt vài trăm lượt xem, hoặc cao hơn là vài nghìn lượt xem.
Lấy ví dụ trong bảng này, vào đầu năm 2020, Click Digital đã nuôi 60 nick TikTok, mỗi nick đăng 3 video (copy những video nhiều view từ KOLs, hồi đó copy dễ và vẫn viral được vì chính sách TikTok còn cho phép), tức tổng cộng đã đăng 180 video.
Dưới đây là hình bảng thông tin những tài khoản TikTok thật được nuôi, thuộc sở hữu và thử nghiệm của Click Digital (để người đọc biết đây không phải là thông tin chém gió).
Có thể nói nội dung video có mức độ hấp dẫn giống nhau, vì đều copy từ các video đã viral.
Kết quả là gì? Các video đều có cùng lượng view rơi vào khoảng vài trăm view, hoặc cao hơn là vài nghìn view. Chỉ có duy nhất 1 video viral, đạt được hơn 10000 view. Và vì nội dung video được xem là có mức độ hấp dẫn ngang nhau, cho nên 1 video viral trên 10000 view này là ngẫu nhiên, và tỷ lệ viral ngẫu nhiên là 1/180, hay tương đương 0.56%.
Đó là thử nghiệm năm 2020, bây giờ là năm 2024, số lượng người làm content trên social đã tăng lên hơn rất nhiều. Trong khi đó lượng người dùng đã dừng tăng kể từ năm 2021 đến năm 2024 (như biểu đồ trong hình).
Do vậy độ khó viral đã tăng hơn nhiều. Ví dụ như năm 2020, tỷ lệ để 1 video trên TikTok viral >10000 view là 0.56%, thì năm 2024-2025, tỷ lệ để 1 video trên TikTok viral >10000 view có thể đang là 0.08% cũng nên.
2.4. Nên làm gì để tăng khả năng viral và đáp ứng thuật toán ngẫu nhiên?
Tính ngẫu nhiên càng chiếm tỷ trọng nhiều, thì càng phải gia tăng số lượng thay vì chất lượng, vì chúng ta chẳng thể biết được nội dung nào sẽ viral, cho nên càng đăng nhiều thì càng dễ viral hơn.
Phương án để đáp ứng cho thuật toán ngẫu nhiên này là tăng số lượng, kiên trì tạo ra nội dung chất lượng thường xuyên, mỗi ngày.
2.5. Vậy nên kiên trì trong ít nhất là bao lâu để đạt cột mốc: Có 1 content hơn 10000 lượt xem?
Nếu con số 0.08% vừa đề cập bên trên là thật, thì bạn phải đăng 1000 content (content ở đây ý là video trên TikTok hoặc bài post trên Facebook), mà mỗi ngày chỉ nên đăng tầm 5 content, tức phải mất 250 ngày, hoặc hơn 8 tháng.
Kết luận: Để đạt cộc mốc có 1 content hơn 10000 lượt xem, bạn phải mất khoảng hơn 8 tháng.
Nghe khó khăn quá nhỉ. Tuy nhiên, đừng quá lo lắng. Vì:
- Đây chỉ là con số ước lượng.
- Bạn có thể rút ngắn thời gian rất nhanh bằng việc tăng chất lượng nội dung content (hấp dẫn, hữu ích hơn, hook ở giây đầu tiên tốt hơn,…). Như đã đề cập ở mục 2.1, tính ngẫu nhiên chỉ chiếm khoảng 15-27% yếu tố để content được viral.
- Các content còn lại tuy không đạt được hơn 10000 view, thì cũng đạt vài trăm đến vài nghìn view. Thử tính xem: Trong 180 video ở case study bên trên có 140 video đạt 400 view, 40 video đạt 3500 view, 1 video đạt 11700 view, tổng sẽ là hơn 200,000 view. Một con số không nhỏ.
- À nhưng mà view cao thôi, còn đem về lợi nhuận nhiều hay không là câu chuyện khác, không bàn ở đây. 200,000 view có thể bán được tầm 100 đơn hàng quần áo trong nền kinh tế bình thường. Nếu muốn tìm hiểu kỹ thêm thì bạn tham khảo Google các thông số đo lường marketing nhé. Hoặc bạn xem bài này: https://clickdigital.website/thong-so-do-luong-quang-cao-crypto/ Tuy nói về đo lường marketing trong ngành tiền điện tử, nhưng có thể dùng cho đo lường marketing mạng xã hội trong trường hợp này, giúp ước lượng quy đổi tỷ lệ từ views / lượt hiển thị, sang số đơn hàng.
2.6. Cách tăng khả năng viral
- Tạo ra nội dung chất lượng cao và hấp dẫn.
- Sử dụng các công cụ phân tích để hiểu rõ đối tượng mục tiêu.
- Thử nghiệm các chiến lược khác nhau.
- Luôn theo dõi các xu hướng mới nhất trên mạng xã hội.
Nhận xét
Có thể thấy rằng, viral content là kết quả của cả chiến lược và may mắn. Tuy nhiên, chiến lược đóng vai trò quan trọng hơn. Bạn cần hiểu rõ đối tượng mục tiêu, tạo ra nội dung hấp dẫn, sử dụng các công cụ phân tích và luôn cập nhật xu hướng mới nhất.
Kết luận
Viral content là một mục tiêu hấp dẫn, nhưng nó không phải là điều dễ đạt được. Bằng cách kết hợp chiến lược bài bản và tận dụng yếu tố ngẫu nhiên, bạn có thể tăng khả năng nội dung của mình thu hút sự chú ý và được chia sẻ rộng rãi. Hãy kiên trì, sáng tạo và luôn cập nhật những kiến thức mới về marketing trên mạng xã hội. Chúc bạn thành công!
Digital Marketing Specialist