Toàn tập về DePIN: Bối cảnh ra đời, ứng dụng, cơ hội, thách thức

Tóm tắt: 

I. Bối cảnh ra đời và lịch sử phát triển của DePIN?

II. Ứng dụng của DePIN trong cuộc sống? 

III. DePIN trong thế giới Crypto sẽ như thế nào? 

IV. Các thành phần cơ bản của DePIN?

V. Các blockchain thích hợp cho việc phát triển DePIN?

VI. Cơ hội và thách thức của DePIN?

VII. Kết luận

I. Bối cảnh ra đời và lịch sử phát triển của DePIN?

1/ Bối cảnh ra đời

_ Khái niệm để chỉ một sự kết hợp của Web3 và Physical Infrastructure có rất nhiều tên gọi khác nhau như Proof of Physical Work (PoPw), Token Incentivized Physical Networks (TIPIN), EdgeFi, or Decentralized Physical Infrastructure Networks (DePIN), 

_ Messari đã đứng ra tạo một cuộc voting cộng đồng vào ngày Nov 5, 2022 nhằm chọn một khái niệm duy nhất. Kết quả là DePIN là từ được chọn.

Nguồn: https://twitter.com/MessariCrypto/status/1588938954807869440

=> Khái niệm DePIN ra đời, được hiểu như là một cách mới để xây dựng cơ sở hạ tầng vật lý trong thế giới thực. Bằng ý tưởng sử dụng cuốn sổ cái blockchain và token incentives. “De” để điều phối hành vi của các thực thể nằm trong “PIN”, nhất là con người nhằm hướng tới hiệu quả khai thác cao nhất.

_ Trước khi nói về lịch sử phát triển của DePIN thì chúng ta sẽ tìm hiểu một khái niệm lớn hơn, bao trùm cả DePIN, đó là Distributed Computing.

Distributed computing (Điện toán phân tán) là phương pháp làm cho nhiều máy tính cùng hoạt động để giải quyết một vấn đề chung. Nó làm cho mạng máy tính trở nên một máy tính đơn mạnh mẽ cung cấp tài nguyên quy mô lớn để giải quyết các nhiệm vụ phức tạp.

Có 4 loại Distributed Computing là:

1. Client-server architecture

2. Three-tier architecture

3. N-tier architecture

4. Peer-to-peer architecture (Blockchain)

Blockchain là một loại của Distributed Computing vì dữ liệu được phân tán và quản lý trên nhiều node khác nhau trong mạng.

=> Như vậy ta hiểu DePIN là một ngách nhỏ trong mảng Distributed Computing.

Tìm hiểu thêm về Distributed Computing tại đây: https://aws.amazon.com/what-is/distributed-computing/?nc1=h_ls

2/ Lịch sử phát triển của DePIN

Bitcoin (peer-to-peer architecture) ra đời đánh dấu một cuộc cách mạng trong ngành tài chính nói chung và Distributed Computing (DePIN) nói riêng, mở đường cho các dự án DePIN phát triển sau này.

II. Ứng dụng của DePIN trong cuộc sống? 

Một số ứng dụng của DePIN ví dụ như:

  • Street Mapping
  • Machine Tokenization
  • Connectivity
  • Carbon Credit Tracking
  • Health Tracking
  • Smart Homes Data Market

Trước hết ta phải kể đến BTC, BTC đã chứng minh được sự cần thiết của một thế giới ngang hàng và phi tập trung. Thế giới đang dần công nhận và cho phép BTC được sử dụng rộng rãi. Đây là tiền đề để Decentralize đi vào đời sống vật chất.

Nhiều tài sản chúng ta sở hữu hoặc những hành động chúng ta thực hiện hàng ngày đều có giá trị nhưng lại chưa được khai thác một cách triệt để. Ví dụ:

Nếu bạn có 1 chiếc xe hơi, bạn hoàn toàn có thể gắn một thiết bị hoặc phần mềm thu thập dữ liệu xe như DIMO và chia sẻ nó cho các hãng xe cần dữ liệu đó. Hoặc bạn có thể biến chiếc camera hành trình của mình thành một thiết bị chia sẻ hình ảnh, biến nó thành một mảnh ghép của ứng dụng “google maps” phi tập trung Hivemaper.

Nếu như trước đây các dữ liệu sức khỏe của bạn được thu thập bởi một hãng đồng hồ hay một hãng thiết bị thông minh nào đó thì bây giờ bạn hãy nghĩ đến việc bạn cần phải cho phép và được trả phí thì hãng mới được thu thập dữ liệu của bạn về hệ thống. Ví dụ như Sweat Coin

Có những công ty còn trả thưởng cho ai lắp đặt, sử dụng thiết bị năng lượng của họ và báo cáo lại điện năng tiêu thụ cho nhà cung cấp như @godaylight.

⇒ Các ví dụ này đại diện cho một số trường hợp sử dụng DePIN có thể xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó bạn đọc có thể hình dung ra bức tranh DePIN trong thế giới thực và nó có thể tác động đến thói quen hàng ngày của bạn như thế nào. Với tất cả đặc điểm và nhu cầu thực tế đó, DePIN chắc hẳn sẽ là xu hướng trong tương lai.

III. DePIN trong thế giới Crypto sẽ như thế nào?

Mặc dù DePIN là một khái niệm mới nổi trong lĩnh vực tiền điện tử hiện nay, nhưng tiềm năng phát triển của nó rất lớn vì mô hình này được sử dụng để xây dựng mạng lưới tốt hơn trong các ngành đa dạng và lớn như viễn thông, năng lượng, di động và lưu trữ.

Hiện nay, DePIN bao gồm hơn 700 dự án, vốn hóa thị trường khoảng 41 tỷ $ và doanh thu on-chain khoảng 24 triệu $. Trong bài báo cáo về DePIN của Messari năm 2022, họ đã đề cập đến việc Market Cap của DePIN có thể chạm ngưỡng 3.5 nghìn tỷ đô vào năm 2028. Khả năng kết nối với các giá trị tài sản thật sẽ giúp cho DePIN đạt vốn hóa cao ngất ngưỡng.

VI. Cơ hội và thách thức của DePIN?

1/ Cơ hội

– Nhu cầu thực tế trong đời sống thực rất cao: Ứng dụng trong lưu trữ, kết xuất các tài nguyên NFT và nội dung DeSOC như hình ảnh, video,…

– Bất kỳ ai cũng có thiết bị điện tử, sẵn sàng đóng góp chức năng và cấu hình vào mạng lưới để nhận reward.

– Sự phổ biến của Mobile phone: Người dùng cần truy cập mạng di động, ứng dụng di động cần khả năng định vị địa lý, dữ liệu di động của người dùng có thể kiếm được tiền.

– Các công ty viễn thông phải đầu tư hàng tỷ đô la vào cơ sở hạ tầng và bất động sản để lưu trữ nó, đồng thời giữ một lượng lớn nhân viên để hỗ trợ nó, trong khi DePIN tận dụng nó và khuyến khích các thành viên mạng chia sẻ nó.

– Linh hoạt và dễ dàng tiếp cận: thành viên trong mạng lưới vừa có thể là user vừa có thể đồng thời là contributor.

– Không cần cấp phép, khả năng chống kiểm duyệt, không ai có thể từ chối quyền truy cập vào mạng vì bất kỳ lý do gì.

2/ Thách thức

– Thị trường rất lớn nhưng các công ty phải cạnh tranh với những gã khổng lồ về web2 như Amazon, Microsoft và Google.

– Mất nhiều thời gian và tiền bạc hơn dự án Web3 thông thường để xây dựng và trở nên phổ biến rộng rãi vì có yếu tố tài sản thực.

– Các nhà cung cấp tập trung có những ưu đãi hiệu quả và lòng trung thành từ người dùng lâu đời.

– Tất cả rào cản mà crypto/ blockchain đang gặp phải cũng chính là rào cản của DePIN nhất là rào cản pháp lý.

– Không phải loại DePIN nào cũng có lượng người dùng tốt và không phải ai cũng tiếp cận được, nhất là đối với các thiết bị năng lượng xanh đắt đỏ (energy)

– Cạnh tranh cao với các công ty truyền thống. Đang độc quyền và hưởng miếng bánh lớn thì không dễ dàng gì họ phải cung cấp cơ sở hạ tầng của mình cho một bên khác sử dụng, mặc dù là có chia sẻ quyền lợi.

– Áp lực về việc phải tạo ra Token incentives cho người dùng ứng dụng và cả người duy trì phần cứng

VII. Kết luận

Với hơn 40 tỷ thiết bị thông minh và hàng nghìn tỷ cảm biến được sử dụng toàn cầu, DePIN hứa hẹn một tương lai sáng lạn. Nhu cầu mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng phân quyền đang thúc đẩy nhiều cá nhân và công ty tìm đến DePIN để phát triển mạng lưới của mình.

Nhờ vào blockchain và token incentive, DePIN mang lại một giải pháp tiết kiệm, hiệu quả cho việc sở hữu và quản lý cơ sở hạ tầng chung. Đây là một bước tiến mới mẻ và hấp dẫn trong ngành công nghệ, mở ra cách thức mới để xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng vật lý công bằng và hiệu quả hơn, hứa hẹn một vai trò quan trọng của DePIN trong việc hình thành thế giới vật lý tương lai.

Lưu ý: Bài viết chỉ cung cấp góc nhìn và không phải là lời khuyên đầu tư.

Giới thiệu token Saigon (SGN):

  • Đầu tư vào các công ty quảng cáo blockchain hàng đầu bằng cách MUA token Saigon (SGN) trên Pancakeswap: https://t.co/KJbk71cFe8/ (đừng lo lắng về tính thanh khoản, hãy trở thành nhà đầu tư sớm)
  • Được hỗ trợ bởi Công ty Click Digital
  • Nâng cao kiến thức về blockchain và crypto
  • Lợi nhuận sẽ dùng để mua lại SGN hoặc đốt bớt nguồn cung SGN để đẩy giá SGN tăng.
  • Địa chỉ token trên mạng BSC: 0xa29c5da6673fd66e96065f44da94e351a3e2af65
  • Twitter: https://twitter.com/SaigonSGN135/
  • Staking SGN: http://135web.net/
Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *