DePIN là gì? Cách hoạt động của DePIN? Toàn cảnh ngành DePIN

DEPIN DƯỚI GÓC NHÌN CỦA MỘT RESEARCHER

Trước khi trở lại với những góc nhìn và phân tích chuyên sâu giống như những gì mình đã từng thực hiện với dự án WiFi Map, mình muốn viết vài dòng về khái niệm DePIN – câu chuyện mà chính WiFi hiện đang nằm trong đó. 

_ Việc research về DePIN mình đã thực hiện từ tháng 10/2023 nhưng cho đến nay, các nội dung tiếng Việt về narrative này còn khá ít, đa phần chỉ đưa các dự án liên quan, cap to cap bé hay có thể gọi chung là “kèo”. Vì vậy, sau khi có động lực để nghiêm túc, mình sẽ có vài bài về DePIN để mọi người dễ nắm bắt và dễ thấu hiểu hơn những dự án thuộc lĩnh vực DePIN mà chúng ta đang đầu tư.

Bắt đầu nhé!

DEPIN LÀ GÌ?

_ Đầu tiên, DePIN được viết tắt bởi Decentralized Physical Infrastructure Network, là một cách mới để xây dựng cơ sở hạ tầng vật lý trong thế giới thực. Bằng ý tưởng sử dụng các blockchain công khai và các token incentives để điều phối hành vi của con người hướng tới hiệu quả cuối cùng. Theo cách hiểu này, mục tiêu cuối cùng sẽ là tạo ra cơ sở hạ tầng vật lý hữu ích như mạng không dây, mạng lưu trữ hay mạng lưới bộ sạc EV.

TẠI SAO DEPIN LẠI QUAN TRỌNG?

_ Ở đây, DePIN mang lại sự đổi mới cho các thị tường độc quyền khổng lồ như viễn thông và năng lượng (đây có thể coi là 2 ngành công nghiệp lớn nhất thế giới). Những thị trường này được gọi là độc quyền bởi chúng nó rào cản gia nhập rất lớn. Những rào cản gia nhập này chủ yếu là từ yếu tố tài chính và logistic bên cạnh việc tuân thủ các quy định chung.

Bởi vì những thị trường này có sự “độc quyền nhóm” nên sẽ có rất ít các nhà cung cấp hàng hóa hay dịch vụ. Điều này thể hiện rằng sự cạnh tranh đang bị hạn chế, sự đổi mới bị kìm hãm và người tiêu dùng phải chấp nhận việc dịch vụ khách hàng kém chất lượng và giá cả quá cao, đơn giản vì họ khong có lựa chọn. Để ví dụ cho điều này, ngành viễn thông luôn có một trong điểm đánh giá tệ nhất (mức độ hài lòng của khách hàng) so với bất kỳ ngành nào khác.

DePIN đang tìm cách phá vỡ các thế độc quyền này bằng cách tăng số lượng nhà cung cấp hàng hóa hay dịch vụ, tăng tính cạnh tranh, đổi mới và cải thiện trải nghiệm của người dùng cuối. Để vượt qua 2 rào cản nói trên, mình nghĩ DePIN sẽ cần thực hiện 2 việc chính:

1, Sử dụng mô hình DePIN như 1 phương pháp hình thành vốn mới, về cơ bản là cung cấp chi phí xây dựng mạng cho những người đóng góp

2, Sử dụng cách blockchain công khai để điều phối hành động của những người đóng góp trên toàn cầu, hướng tới những gì tốt nhất cho mạng. Chúng ta sẽ cùng khám phá cách 2 phương pháp này hoạt động trong thực tế ngay phía dưới thôi!

DEPIN HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

_ DePIN sử dụng blockchain để điều phối và khuyến khích xây dựng cơ sở hạ tầng vật lý. Họ phân phối mã token cho những người đóng góp để khuyến khích họ triển khai phần cứng mà có lợi cho mạng lưới. Các token này thường sẽ có giá trị tài chính ngay lập tức, có thể mang lại lợi ích tài chính trong tương lai khi doanh thu mạng lưới được tích lũy hợp lý vào token và thường mang lại cho chủ sở hữu tiếng nói trong việc quản trị mạng. Ba chủ đề chính mà mình muốn đề cập đến trong bài hôm nay là token incentives, tích lũy giá trị cho token và quản trị mạng lưới. Mình sẽ lấy ví dụ trực quan thông qua dự án Helium.

– Token incentives: Helium là một trong những DePIN lớn và lâu đời nhất trong thị trường khi họ đã phải vật lộn trong nhiều năm để xây dựng mạng IoT toàn cầu theo cách tập trung bởi dự án này quá tốn kém và khó khăn khi họ thực hiện một mình. Khi họ áp dụng mô hình DePIN (phân phối ưu đãi token cho những người đóng góp để xây dựng mạng lưới cho họ, cho phép các bên thứ 3 xây dựng phần cứng được phép xây dựng lên), họ đã mở rộng quy mô rất nhanh lên ~400k IoT nodes tính trên toàn cầu. Điều này đã tạo ra phạm vi phủ sóng IoT ở hầu hết các khu vực đông dân cư trên thế giới và được mệnh danh là “dự án triển khai mạng không dây nhanh nhất trong lịch sử”

– Tích lũy giá trị cho token: Doanh thu của mạng lưới bao gồm transfer dữ liệu (mục đích chính của mạng) và phí giao dịch bao gồm phí cài đặt phần cứng, phí xác nhận vị trí phần cứng, phí thanh toán,…. Doanh thu này được tích lũy vào token $HNT thông qua việc đốt $HNT (mọi người có thể xác minh thông tin này qua phần docs của dự án)

– Quản trị mạng lưới: Token $HNT cung cấp cho holder quyền quyết định về cách quản lý mạng lưới. Ở cấp độ cao, holders $HNT có thể đề xuất HIP mới (Helium Improvement Proposals) và vote cho những HIP đó thực hiện các thay đổi ở cấp độ protocol.

Tổng kết lại, Helium là một ví dụ về cách phổ biến nhất và DePIN sử dụng cho các token incentives, tích lũy giá trị cho token và quản trị mạng lưới. Tuy nhiên, giống như bất kỳ dự án nào khác trong crypto, có rất nhiều biến số và thử nghiệm xung quanh các chủ đề này và còn nhiều DePIN khác mà mọi người chắc chắn sẽ muốn biết.

TOÀN CẢNH NGÀNH DEPIN


_ Nhìn vào chiếc DePIN sector landscape mà được tổng hợp từ IoTeX, ta có thể thấy được mức độ phủ của lĩnh vực này. Nó bao gồm cơ sở hạ tầng L1, L2 và cơ sở off-chain, nhưng bản thân DePIN thực tế thường có thể được chia thành các mạng tài nguyên vật lý (PRN) và kỹ thuật số (DRN), tùy thuộc vào loại dịch vụ mà họ cung cấp.

_ Các dịch vụ vật lý có thể giống như phi tập trung Uber (Teleport) hoặc là sản xuất phi tập trung (3DOS). Các dịch vụ kỹ thuật số sẽ là những thứ như lưu trữ phi tập trung (Filecoin) hoặc là tính toán phi tập trung (Render).

Nhìn chung, DePIN bao gồm hơn 700 dự án, vốn hóa thị trường khoảng 41 tỷ $ và ARR trên chuỗi khoảng 24 triệu $. Các số liệu này mình lấy từ DePin.Ninja để theo dõi doanh thu on-chain, đồng thời kết hợp với DePINscan.io để có bức tranh tổng quát nhất về DePIN.

Việc khai thác DePIN có thể được tham gia theo hai hướng chủ động và bị động. Thông thường, DePIN yêu cầu bạn phải càng tích cực thì họ sẽ trả cho bạn càng nhiều, vậy nên ở đây mình nhận thấy yếu tố chi phí cơ hội theo thời gian. Một vài DePIN mà đang khá thông dụng hiện nay trong câu chuyện khai thác:

_ Helium – mua phần cứng không dây, triển khai nó và kiếm phần thưởng tokens

_ Hivermapper – mua camera hành trình, lắp đặt trên ô tô, lái xe và kiếm phần thưởng tokens

_ DIMO – mua phần cứng cổng OBD2, cắm vào ô tô và kiếm phần thưởng tokens

_ Grass – tải xuống tiện ích mở rộng trình chuyện Chrome, cho phép họ sử dụng <2% băng thông của bạn cho các công việc thuộc AI, kiếm điểm (có thể ra mắt token trong 3-6 tháng tới)

TỔNG KẾT

Ở thời điểm hiện tại, mình thấy mọi thứ về DePIN, crypto hay tất cả các công nghệ mới đều chỉ đang trong giai đoạn thử nghiệm. Sẽ có rất nhiều rủi ro, nhiều ý tưởng sẽ thất bại nhưng một số ý tưởng trở thành hiện thực sẽ thay đổi hoàn toàn lịch sử và cải thiện đáng kể trải nghiệm của người dùng cuối. Mình tin rằng DePIN sẽ đại diện cho một cú hích tốt nhất của crypto vào tính ứng dụng và sẽ đạt được sự chấp nhận rộng rãi trong tương lai.

Sau khi có một bức tranh tổng quan về DePIN, ở phần tiếp theo mình sẽ kể với mọi người góc nhìn của mình về quá khứ và tương lai của DePIN cũng như những gì mình sẽ theo dõi trong năm 2024 này. Cảm ơn cả nhà nếu đã đọc đến tận đây

Lưu ý: Bài viết chỉ cung cấp góc nhìn và không phải là lời khuyên đầu tư.

Giới thiệu token Saigon (SGN):

  • Đầu tư vào các công ty quảng cáo blockchain hàng đầu bằng cách MUA token Saigon (SGN) trên Pancakeswap: https://t.co/KJbk71cFe8/ (đừng lo lắng về tính thanh khoản, hãy trở thành nhà đầu tư sớm)
  • Được hỗ trợ bởi Công ty Click Digital
  • Nâng cao kiến thức về blockchain và crypto
  • Lợi nhuận sẽ dùng để mua lại SGN hoặc đốt bớt nguồn cung SGN để đẩy giá SGN tăng.
  • Địa chỉ token trên mạng BSC: 0xa29c5da6673fd66e96065f44da94e351a3e2af65
  • Twitter: https://twitter.com/SaigonSGN135/
  • Staking SGN: http://135web.net/
Rate this post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *