Bài viết này sẽ giới thiệu cho mọi người hiểu sơ về khái niệm của hệ thống Giáo dục Phi tập trung (tiếng Anh là Decentralized Education) và các khía cạnh của cơ chế này.
Giáo dục phi tập trung là hệ thống giáo dục mà quyền quyết định chương trình giảng dạy được trao cho toàn bộ người học, thay vì trao cho tổ chức giảng dạy như các truyền thống là giáo viên hay bộ giáo dục. Mặc dù hệ thống hiện tại có nhiều lợi ích, nhưng cũng có nhiều mặt hạn chế như việc chương trình giảng dạy được tạo ra chỉ bởi 1 quan điểm cụ thể và không phù hợp với số đông người học, hay học sinh, sinh viên.
Phi tập trung là một định nghĩa bắt nguồn từ công nghệ blockchain và crypto, giúp phân tán quyền quyết định về cho người dùng cuối (trong mảng giáo dục sẽ là học sinh, sinh viên, và giáo viên), thay vì Tập trung mọi quyền quyết định về các tổ chức lớn hoặc Bộ giáo dục theo cách truyền thống. Giáo dục Phi tập trung (Decentralized Education) mở ra cơ hội cho sự tự do quyết định nội dung học tập. Hãy cùng khám phá cách mô hình này đang thay đổi cách chúng ta nghĩ về giáo dục và quyền quản lý.
Table of Contents
Quyền quyết định chương trình giảng dạy tập trung (centralized) vào chỉ 1 tổ chức: có những vấn đề gì?
Các hệ thống giáo dục truyền thống hiện tại ở khắp các quốc gia trên thế giới thường được quản lý bởi 1 tổ chức tập trung (centralized). Ở Việt Nam thì chúng ta có Bộ Giáo dục. Vì thế, mọi quyết định liên quan đến giáo dục và nội dung giáo dục thường được quyết định bởi tổ chức tập trung này. Hệ thống Centralized này có một số điểm yếu rõ ràng như:
- Áp đặt nội dung giáo dục vào người dùng cuối mà không thật sự đúng nhu cầu của họ: Nhu cầu của người dùng cuối mới là gốc rễ quan trọng của vấn đề học tập. Chúng ta phải xây dựng nội dung giáo dục từ nền tảng đó đi lên, thay vì làm ngược lại. Việc chọn sai hướng gốc rễ vấn đề sẽ làm cho chất lượng giáo dục và chất lượng dịch vụ trở nên kém hiệu quả.
- Không minh bạch trong quá trình ra quyết định: Trong quá trình lựa chọn nội dung giáo dục, các quyết định này dựa vào đâu, thông qua những ai, bao nhiêu người hưởng ứng? Nếu chỉ có 1 tổ chức ra quyết định, các thông tin này dường như không được công bố, dẫn đến việc ra quyết định rất dễ mắc sai lầm, hời hợt, hoặc thông tin không chặt chẽ.
- Không có quyền biểu quyết theo số đông: Sau khi nhận được ý kiến từ người dùng cuối. Nếu có sự không đồng thuận, thì tiếp đó sẽ áp dụng luật số đông cho phù hợp với đại đa số người dùng cuối. Đừng nghĩ điều này là phức tạp và khó thực hiện. Nếu bạn có tìm hiểu về blockchain, bạn sẽ nhận ra, Đồng thuận là một yếu tố căn bản của các hệ thống Phi tập trung trên Blockchain.
- Khả năng tiếp nhận phản hồi kém: Vì không đặt nhu cầu của người học lên ưu tiên hàng đầu, nên khả năng tiếp nhận và chấp nhận các phản hồi từ người học sẽ không được tốt, dẫn đến việc cải thiện chất lượng giáo dục chậm chạp, trì trệ.
- Thiếu động lực cho người học: Và vì nội dung giáo dục không phù hợp với nhu cầu của đại đa số người học, sẽ dẫn đến việc mất động lực học tập, là nguyên nhân giết chết các ham muốn học hỏi, dẫn đến kết quả học tập tồi tệ.
Những điểm yếu của hệ thống Giáo dục Tập trung (Centralized) đã quá rõ ràng.
Giáo dục Phi tập trung là gì?
Nhắc lại, Phi tập trung (Decentralized) là một định nghĩa bắt nguồn từ công nghệ Blockchain (chuỗi khối), giúp phân tán quyền điều hành về cho nhiều nơi thay vì tập trung vào chỉ 1 tổ chức.
Giáo dục Phi tập trung là một loại Hệ thống Giáo dục mà ở đó Quyền quyết định về Nội dung giáo dục và chất lượng dịch vụ được trao về cho người dùng cuối, bao gồm: học sinh, sinh viên, giáo viên, phụ huynh, các cơ quan cấp trung, chính quyền địa phương, cộng đồng, trường học, thay vì Tập trung mọi quyền quyết định về các tổ chức lớn hoặc Bộ giáo dục theo cách truyền thống.
Thay vì một cơ quan duy nhất quyết định nội dung và phương pháp dạy học, người học và giáo viên có quyền quyết định này, thông qua các hệ thống biểu quyết, có thể kết hợp với công nghệ Blockchain để minh bạch và tự động hóa trong quá trình ra quyết định.
Hệ thống Giáo dục Phi tập trung khá phù hợp với những quốc gia hay tổ chức có quy mô lớn.
Các lợi ích của Giáo dục Phi tập trung (Decentralized Education)
Lợi ích của Giáo dục Phi tập trung bao gồm:
- Nội dung giáo dục và Chất lượng đào tạo phù hợp với nhu cầu người học: Vì quyết định gốc rễ được bắt nguồn từ người dùng cuối (có thể coi họ như khách hàng), nên chất lượng và nội dung giáo dục sẽ khá sát với nhu cầu thực tế của người học và giảng viên.
- Minh bạch trong quá trình ra quyết định: Thông qua Blockchain, các quyết định và nội dung thay đổi sẽ được thực thi bằng các Smart Contract và thông tin được lưu lại trong các Sổ cái phân tán trên hệ thống Blockchain. Hệ thống này giúp cho quá trình quyết định trở nên minh bạch. Mọi ý kiến biểu quyết của tất cả những cá thể tham gia đều có thể được lưu lại. Ngoài thông tin về quá trình ra quyết định, các dạng thông tin khác cũng có thể được lưu lại một cách công khai và minh bạch. Đọc thêm bài của Click Digital chúng tôi về ý tưởng trao bằng tốt nghiệp bằng công nghệ blockchain và NFT trên thế giới.
- Luật số đông được áp dụng: Nội dung và chất lượng giáo dục lúc này sẽ phù hợp với đại đa số người học
- Khả năng tiếp nhận phản hồi cao, và nhanh: Mọi ý kiến của người học sẽ được tôn trọng, ít bị bỏ sót so với Hệ thống Giáo dục Tập trung. Tốc độ tiếp thu phản hồi tích cực hơn, các cải tiến sẽ được ứng dụng nhanh hơn.
- Tạo động lực cho người học: Thỏa mãn được nhu cầu của người học, sẽ giúp người học có thêm động lực, và cuối cùng là nâng cao khả năng tiếp thu.
Tiềm năng về lợi ích của hệ thống Giáo dục Phi tập trung là vô cùng to lớn!
Chuyển giao quyền ra quyết định từ các Bộ Giáo dục trung ương sang các chính quyền cấp trung, chính quyền địa phương, cộng đồng và trường học. Một trong những lợi ích quan trọng của giáo dục phi tập trung là việc chuyển quyền quyết định từ các cơ quan quản lý trung ương đến các cơ quan ở cấp trung, địa phương, và thậm chí là từ cộng đồng và trường học. Điều này có nghĩa là quyền quyết định về chương trình học, phương pháp giảng dạy, và quản lý trường học được chuyển giao cho những người hiểu rõ nhất về nhu cầu và ưu tiên cụ thể của họ. Thay vì phải tuân theo quyết định từ trên cao, các quyết định về giáo dục được đưa ra tại cơ sở, nơi mà chúng có thể được điều chỉnh và tùy chỉnh theo nhu cầu cụ thể của cộng đồng và học sinh.
Mang lại quyền quyết định cho người học và giáo viên. Trong hệ thống giáo dục phi tập trung, quyền quyết định thật sự nằm trong tay người học và giáo viên. Không có cơ quan quản lý tập trung nào quyết định cách thức và nội dung nào nên được dạy học. Điều này tạo điều kiện cho sự linh hoạt và đổi mới trong giảng dạy. Người học có quyền lựa chọn các chương trình học phù hợp với sở thích và nhu cầu của họ, trong khi giáo viên có thể thiết kế phương pháp giảng dạy tốt nhất dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của họ.
Ví dụ ở các quốc gia
Dưới đây là một số ví dụ về những quốc gia đang thử nghiệm áp dụng mô hình Giáo dục Phi tập trung:
Ví dụ 1: Brazil
Brazil đã triển khai một hệ thống giáo dục phi tập trung tương đối, nhằm tăng cường tính minh bạch và hiệu quả trong việc cung cấp giáo dục. Tuy nhiên, các kết quả ban đầu không hoàn toàn tích cực. Quá trình này đã tăng cơ hội tiếp cận giáo dục (tổng số học sinh đăng ký), nhưng không loại bỏ hoàn toàn sự bất bình đẳng về tiếp cận giữa các khu vực khác nhau. Chất lượng giáo dục và chi phí đầu người vẫn không cân đối. Nhiều người đã chỉ trích việc chính phủ trung ương đã chuyển gánh nặng trách nhiệm đến chính quyền địa phương mà không cung cấp đủ hỗ trợ đích thực cho các khu vực nghèo hơn.
Ví dụ 2: Chile
Chile đã có trải nghiệm về việc giáo dục phi tập trung, nhưng nó không thể tự mình loại bỏ sự bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục giữa các khu vực thu nhập khác nhau. Chất lượng giáo dục ở các cộng đồng nghèo vẫn chưa thể đạt được mức cao nhất. Một trong những lý do chính có thể là thiết kế của hệ thống phi tập trung, cùng với việc chính phủ trung ương không cung cấp sự hỗ trợ cụ thể cho các khu vực cần nó.
Ví dụ 3: Zimbabwe
Zimbabwe đã trải qua quá trình giáo dục phi tập trung trong một số lĩnh vực, nhưng tương tự như Brazil và Chile, nó vẫn đối diện với thách thức về sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận giáo dục. Cụ thể, chất lượng giáo dục và sự tiếp cận vẫn còn kém ở các cộng đồng nghèo hơn. Điều này cho thấy rằng việc chuyển quyền quyết định cho cơ quan địa phương không đủ để giải quyết tất cả vấn đề liên quan đến sự bất bình đẳng trong giáo dục.
Ví dụ 4: New Zealand
New Zealand cũng đã áp dụng mô hình giáo dục phi tập trung, tập trung vào việc tạo ra tính linh hoạt cho các trường học. Mặc dù có một số thành công, ví dụ, việc tạo ra các trường học độc lập với kiểm soát quản lý của họ, nhưng nhiều người đã chỉ trích rằng hệ thống này không đảm bảo tính bình đẳng trong việc tiếp cận giáo dục và không giải quyết triệt hạng dựa trên thu nhập.
Ví dụ 5: El Salvador
El Salvador đã thực hiện mô hình giáo dục phi tập trung với việc quản lý cộng đồng trường học. Kết quả sơ bộ cho thấy rằng những trường do cộng đồng quản lý có tỷ lệ vắng học của học sinh và giáo viên thấp hơn đáng kể. Mặc dù điều này chưa thể thể hiện sự cải thiện về thành tích học tập, nhưng có khả năng rằng sự tham gia của phụ huynh và cộng đồng có thể dẫn đến sự nâng cao chất lượng giáo dục trong tương lai.
Ví dụ 6: Nicaragua
Nicaragua đã tiến hành một số nghiên cứu về việc chuyển quyền quyết định trong giáo dục tới các cấp độ cơ sở. Kết quả từ các nghiên cứu này cho thấy rằng trong các trường học có sự tham gia lớn từ phía cộng đồng và người quản lý trường học, học sinh có kết quả thi tốt hơn. Mặc dù việc quản lý của cộng đồng chưa thể ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất thi, nhưng có thể là cách để tạo ra sự tham gia tích cực và hỗ trợ dài hạn cho giáo dục.
Nhưng các thử nghiệm hiện tại và việc chuyển quyền quyết định về địa phương là chưa đủ để giải quyết toàn bộ vấn đề liên quan đến sự bất bình đẳng và chất lượng trong giáo dục. Ngoài ra, việc tích hợp các hệ thống giáo dục vào các nền tảng Blockchain yêu cầu khả năng kỹ thuật cao. Và các quốc gia cần thực hiện những chính sách thận trọng và hỗ trợ cụ thể để đảm bảo rằng Giáo dục Phi tập trung đạt được các mục tiêu mong muốn.
Lời Kết: Nhìn chung, Giáo dục Phi tập trung là một mô hình giáo dục đầy tiềm năng, nhằm cải thiện tính linh hoạt, sự tương tác, và chất lượng trong giảng dạy. Tuy nhiên, nó cũng còn khá mới và còn cần phải tiếp tục phát triển để đảm bảo rằng học sinh thực sự được hưởng lợi từ sự thay đổi này. Các thay đổi liên quan đến Giáo dục Phi tập trung này có thể tùy chỉnh để phù hợp với điều kiện và nhu cầu cụ thể của từng quốc gia. Việc này đòi hỏi sự thấu hiểu cẩn thận về quá trình giáo dục và sự cam kết mạnh mẽ để tạo nên một hệ thống giáo dục hiệu quả và cuối cùng vẫn phải là thúc đẩy sự phát triển của người học.
Giới thiệu token Saigon (SGN):
- Đầu tư vào các công ty quảng cáo blockchain hàng đầu bằng cách MUA token Saigon (SGN) trên Pancakeswap: https://t.co/KJbk71cFe8 (đừng lo lắng về tính thanh khoản, hãy trở thành nhà đầu tư sớm)
- Được hỗ trợ bởi Công ty Click Digital
- Nâng cao kiến thức về blockchain và crypto
- Lợi nhuận sẽ dùng để mua lại SGN hoặc đốt bớt nguồn cung SGN để đẩy giá SGN tăng.
- Địa chỉ token trên mạng BSC: 0xa29c5da6673fd66e96065f44da94e351a3e2af65
- Twitter: https://twitter.com/SaigonSGN135
- Staking SGN: http://135web.net
- If you’d like to invest in top blockchain advertising companies, just BUY Saigon token (SGN) on Pancakeswap: https://t.co/KJbk71cFe8 (do not worry about low liquidity, be the early investor)
- Backed by Click Digital Company
- Enhancing blockchain and crypto knowledge
- The profits will be used to repurchase SGN or burn a portion of the SGN supply to drive up the SGN price.
- BSC address: 0xa29c5da6673fd66e96065f44da94e351a3e2af65
- Twitter: https://twitter.com/SaigonSGN135
- Staking SGN: http://135web.net
Digital Marketing Specialist