Ứng dụng CBDC vào bán lẻ & bán buôn (wholesale & retail)

Cũng giống các loại tiền tệ thông thường, CBDC có hai mục đích, được sử dụng cho các giao dịch bán lẻ, thường là bởi người dùng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ để thực hiện thanh toán hàng ngày, và mục đích bán buôn của các ngân hàng và tổ chức tài chính, trong nước hoặc xuyên biên giới.

Ứng dụng của CBDC vào mục đích bán lẻ (retail)

Theo Ngân hàng Trung ương Châu Âu, hầu hết các nỗ lực tại khu vực EU cho đến nay đều tập trung vào cách phát triển CBDC bán lẻ và chỉ gần đây mới xuất hiện động thái thúc đẩy tiến trình ứng dụng ở cấp độ bán buôn. Mỹ dường như cũng đang đi theo lộ trình này, dù chưa có bất kỳ kế hoạch nào mới, ngoài những cuộc tranh luận không hồi kết về việc nên cấm, hay cho phép phát triển CBDC.

Trên thực tế, việc sử dụng CBDC cho mục đích bán lẻ sẽ thay đổi hoàn toàn quy trình thực hiện thanh toán, nếu thanh toán bằng các loại tiền tệ truyền thống, tiền sẽ được chuyển từ ngân hàng của người trả tiền sang ngân hàng của người nhận tiền. Còn khi sử dụng CBDC, trung gian giải quyết việc giao dịch sẽ là NHTW. Với phương thức này, vai trò của các Ngân hàng thương mại đã bị bỏ qua.

Cần lưu ý, tất cả các CBDC hiện đang được phát triển đều là trung gian và không có tùy chọn trực tiếp tới người dùng đối với CBDC bán lẻ.

Thay vào đó, NHTW sử dụng các ngân hàng thương mại hiện có hoặc các nhà cung cấp khác để quản lý tài khoản của khách hàng, tuân thủ các quy định về chống rửa tiền/chống tài trợ khủng bố (AML/CFT) và phân phối CBDC. Do đó, CBDC khó có thể loại bỏ hệ thống ngân hàng thương mại vì hệ thống đó đang được dựa vào để phân phối.

Tính tới cuối năm 2023, Trung Quốc là nền kinh tế dẫn đầu về phát triển CBDC bán lẻ. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã thử nghiệm đồng tiền số e-CNY kể từ năm 2014 với chức năng chính là cung cấp các khoản thanh toán bán lẻ trong nước cho các giao dịch chính là giao thông công cộng và mua sắm. Tính đến cuối tháng 6/2023, khoảng 16,5 tỷ e-CNY đã được lưu hành tại nhiều thành phố, chiếm 0,16 % tổng số tiền mặt nước này đang lưu hành.

Ứng dụng của CBDC vào mục đích bán buôn (wholesale)

Với mục đích bán buôn, CBDC ít mang tính đổi mới. Trong hệ thống hiện tại, dự trữ ngân hàng tại NHTW có sẵn cho các giao dịch bán buôn đã là một dạng tiền số. Nói cách khác, người trả tiền và người được trả tiền trên thị trường bán buôn, cụ thể là ngân hàng, đã có tài khoản tại NHTW.

Khác với mục đích bán lẻ, CBDC bán buôn sẽ không cần phải xây dựng lại hệ thống từ đầu. Nói cách khác, bản chất của CBDC bán buôn là việc áp dụng công nghệ blockchain để vận hành các giao dịch bán buôn hiện có.

Vào tháng 3/2022, Hồng Kông, Trung Quốc, Thái Lan và UAE là một trong số các quốc gia đã tiến hành thử nghiệm CBDC bán buôn thông qua nền tảng Project mBridge. Dự án này là một trong những nỗ lực đa CBDC đầu tiên, nhằm bắt đầu và giải quyết các giao dịch xuyên biên giới theo thời gian thực cho các doanh nghiệp.

Cuộc thử nghiệm đã có sự tham gia của khoảng 20 ngân hàng thương mại, xử lý hơn 160 khoản thanh toán và giao dịch ngoại hối (FX) thông qua Thanh toán kèm thanh toán (PvP), với tổng giá trị là 171 triệu đô la Hồng Kông (HKD), khoảng 218 triệu USD.

Lưu ý: Bài viết chỉ cung cấp góc nhìn và không phải là lời khuyên đầu tư.

Giới thiệu token Saigon (SGN):

  • Đầu tư vào các công ty quảng cáo blockchain hàng đầu bằng cách MUA token Saigon (SGN) trên Pancakeswap: https://t.co/KJbk71cFe8 (đừng lo lắng về tính thanh khoản, hãy trở thành nhà đầu tư sớm)
  • Được hỗ trợ bởi Công ty Click Digital
  • Nâng cao kiến thức về blockchain và crypto
  • Lợi nhuận sẽ dùng để mua lại SGN hoặc đốt bớt nguồn cung SGN để đẩy giá SGN tăng.
  • Địa chỉ token trên mạng BSC: 0xa29c5da6673fd66e96065f44da94e351a3e2af65
  • Twitter: https://twitter.com/SaigonSGN135
  • Staking SGN: http://135web.net
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *