Anh Tú Bùi
Key từ khoá 2023: Digital Native
Session:
Kể từ sau Covid-19 trở đi thì các doanh nghiệp mới mở sẽ phải học cách thích nghi với xu hướng công nghệ và các công cụ bổ trợ (Digital Tools) nhằm mục đích phục vụ nhóm khách hàng chính yếu trong vòng 10 năm nữa chính là nhóm Digital Native
Định nghĩa: Đây là nhóm khách hàng mà khi họ sinh ra & lớn lên đã quen vs tất cả những công nghệ và sử dụng công nghệ rất thuần thục.
Nhóm Digital Native bao gồm: Millenials + GenZ + Gen Alpha (~10 tuổi & đang lớn)
Nên tại thời điểm hiện tại 2 nhóm đối tượng chính yếu thuộc Digital Native là: Millenials (40%) + GenZ (60%)
Nếu xét về hành vi sâu hơn thì Trong nhóm Digital Native thì chia làm 3 nhóm chủ đạo:
1. Nhóm Social Media Native: Khi lớn lên đã bắt đầu tiếp cận vs MXH – thoải mái tạo ra content trên MXH – nhóm 9x
2. Nhóm Crypto Native: Nhóm này tính tới thời điểm hiện tại thì cũng đã phải trải qua đc ít nhất 1-2 mùa downtrends của thị trường (2014-2018-2022)
3. Digital Immigrants: Nhóm người có cuộc sống & công việc bị ảnh hưởng bởi công nghệ mới, như các chú xe ôm truyền thống, những người sinh năm 7x & đầu 8x nhưng chưa có điều kiện để tiếp xúc với công nghệ nhiều.
Nếu như người trẻ chúng ta không tìm cách adapt theo hướng công nghệ mới hiện tại thì sớm muộn gì cũng sẽ thành nhóm Digital Immigrants: Vì không bắt kịp với xu thế thời đại và bị loại bỏ khỏi cuộc chơi việc làm.
Trong khoản 10 năm nữa GENZ sẽ chiếm phần lớn nhóm lực lượng lao động của thế hệ, GenZ + Milen chiếm đại đa số ~30%-40% dân số.
Những quan sát của anh Tú về thế giới Digital trong hiện tại:
1. Dự báo trong 2 năm nữa sự suy thoái & khủng hoảng sẽ gia tăng:
2. Những big tech lần đầu tiên sau nhiều năm grow sa thải & cắt giảm nhân sự:
3. Nhóm tiktok chủ yếu KOL/KOC thì rất nhiều là GenZ
4. 2020 Podcast chưa thông dụng. 2022 gần như mọi người đang nghe PodCast rất nhiều gần như 90%. Sự phát triênt của short form video + khả năng tập trung càng ngày càng giảm
5. User genZ đang là nhóm bị suy giảm sức tập trung nghiêm trọng – càng ngày càng nghiện insta/fb/tiktok + vai trò suggest AI ngày càng thông minh khiến cho GENZ gần như bị lệ thuộc vào các nền tảng
======
Những thách thức của Marketers trong hiện tại & tương lai:
Đối diện vs AI ChatGPT
1. Sự challenges rất lớn đến từ AI
2. Bài thơ AI từ marketing tạo ra chỉ trong vòng 1 phút! Có vần có điệu
3. Làm cách nào để tận dụng AI để process & tăng tốc giúp cho công việc phát triển hơn.
4. AI sẽ thay đổi toàn bộ các ngành nghề ở các góc độ khác nhau. Người marketers tìm cách tận dụng nó để tạo ra giá trị nhiều hơn.
Những công nghệ AI đang có hiện tại:
Text to Text
Text to Image
Text to Video
Text to Music
Text to Slide
Text to Speech
& Vice versa
…
=======
Speaker 1: Vu Le – SAP CX
Topic: những hành vi của những digital native thay đổi như thế nào
GenZ là tech savy sống và sinh ra lớn lên ở mobile app, MXH, tiktok nên hành vi rất khác. Rất dễ dàng bỏ brand nếu brand làm cho họ giận 1 lần nhỏ thôi, tỉ lệ rời bỏ Brand là 50-60%.
Cái expectation Digital Native rất là cao & để nói chuyện đc cần phải tương tác + build tương tác trong khoản thời gian rất là dài.
Anh Vũ giới thiệu 5 thành phần chính để doanh nghiệp hoặc Marketers có thể bám sát với nhóm khách hàng tiềm năng chính trong hiện tại và tương lai:
1. Get your data right
Xu thế tương lai sẽ là Zero Party Data – Tức là data khách hàng chủ động đưa cho mình là cực kỳ value. Mức độ nhận thức của Personal Data rất là lớn, nên nếu như một user Millen/GenZ mà chấp nhận trao data cho mình tức là họ đã ít nhiều tin tưởng & đặt lòng tin vào thương hiệu của mình.
Bởi vì tính Loyalty của nhóm Millenials/GenZ thấp hơn nhiều với nhóm 8X/GenY nên buộc doanh nghiệp phải học cách Chiều Digital Native để stick vs họ lâu dài.
2. Move to Retention-Based
80% doanh thu tương lai sẽ đến từ 20% lượng khách hàng trung thành, vậy nên doanh nghiệp nên tìm dùng thêm những công cụ hoặc giải pháp để có thể nuôi dưỡng sự gắn kết, xây dựng tương tác để nuôi lượng khách hàng trung thành. Nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn và khách hàng thắt chặt chi tiêu tìm kiếm điều mới mẻ như hiện tại.
3. Meet Customer Where They Are Tiếp cận ở Omni channels
Millens/GenZ sử dụng trung bình ít nhất 3 nền tảng Social/Digitals khác nhau như: GG/FB/Tiktok/Insta/Twitter/Zalo/Tele/Tinder/Whatsapp… Thì việc doanh nghiệp xây dựng chiến lược đa điểm chạm liên hoàn kênh (Nhưng hợp nhất funnels được các data về CRM) để có thể sẵn sàng làm chỗ dựa tương tác vs chiều lòng các thượng đế sẽ nắm 1 lợi thế lớn.
4. Use AI to personal Scale/Support
Dẫu mới launching, rầm rộ ChatGPT hay OpenAI tầm vài tháng trở lại đây, nhưng xu hướng thời đại là cơn sóng mà không ai có thể chống lại được, nên việc các doanh nghiệp tương lai cũng nên thích nghi với việc tận dụng các nền tảng AI để gia tăng tính cá-nhân-hóa trong việc chăm sóc người dùng trên diện rộng (Scalable)
5. Measure your results
Đo lường kết quả luôn là một trong những yếu tố làm đau đầu các Marketers dày dặn kinh nghiệm ở thị trường truyền thống. Ngày nay với sự hỗ trợ của các nền tảng Analytics Data từ các platform mà Digital Native sử dụng thì việc tracking/measure data theo kiểu Omni (Kéo nhiều kênh về thành 1 Dashboard Analytics tổng) luôn có thể được tận dụng để đưa ra những quyết định kinh doanh sắc sảo và chuẩn xác hơn cảm nhận mang tính cảm tính nhiều. (Data-Based Decisions)
Theo anh Vũ thì 1 quá trình tạo ra các quyết định dựa kinh doanh dựa trên Measure Data này chuẩn chỉnh bao gồm 3 bước chủ đạo: Planning => Optimize => Measure
Nhưng marketers hiện tại thực tế chỉ mạnh ở khâu Planning & Optimize là chính, còn khâu Measure các signals từ user khi tương tác với Brand/Web/Camp thì ít nhiều chưa được chú trọng hoặc quan tâm đúng cách.
Anh Vũ khuyên doanh nghiệp nên có nền tảng built-in analytics để gom data trên nhiều campaigns khác nhau, từ nhiều channels khác nhau & có thể hợp nhất về 1 lõi dashboard tổng để phục vụ cho quá trình phân tích.
================
================
Panel Discussion 1:
Brands Content Strategy Toward KOC/KOL: A double blade
1. Long Nguyen – Xanh Marketing (Thanh Long Nguyen)
2. Tan Nguyen – Haravan (Nguyen Manh Tan)
3. Nhan Nguyen – Blogger ( https://nhannguyensharing.com/)
4. Thanh Pham – Accesstrade KOC – Acesstrade
Mod Long: KOC/KOL đã đang và sẽ là trends mạnh bạo trong năm 2022,2023 trở đi. Nhưng vấn đề là nó như 1 con dao 2 lưỡi, kiểu như mình book 1 KOC/KOL thì ban đầu hiệu quả khá ngon, nhưng 1 tháng sau rủi như KOC/KOL đó nổi hứng đu trends content bẩn/bựa hoặc bị bóc FUD vì 1 lý do gì đó thì làn sóng negative/tẩy chay cũng sẽ tác động ngược lại các Brands. Từ đó họ ko những lỗ về tiền bạc, thời gian mà còn bị ảnh hưởng về hình ảnh Thương Hiệu.
MOD LONG HỎI 1: Theo anh chị thì Rủi ro khi lựa chọn KOL/KOC là gì ? Về mặt Brands thì chọn những tiêu chí nào để gia tăng tính hiệu quả của chiến dịch & những tiêu chí có thể loại trừ rủi ro có thể có ?
Chị Thanh: Do Accesstrade là nền tảng trước khi có tiktok KOC trội lên thì cũng đã làm việc với nhiều KOLs và nhiều Brands khác nhau, mãi sau này Tiktok KOC nổi lên thì hợp nhất khái niệm KOC/KOL.
Theo Accesstrade: Vì hoạt động như là 1 sàn kết nối giữa Brands đến KOC/KOL thì Accesstrade tìm cách trung hoà góc nhìn dựa trên gắn kết lợi ích giữa 2 bên, nhưng vẫn chủ yếu là 2 tiêu chí chính:
Tiêu chí 1 – Performance: CPA + Approve Rate + CR thuộc các camp của KOC/KOL đã làm trước đây cho các nhãn hàng.
Tiêu chí 2 – Testimonials: Khi Brand đi book KOC thì ko thể chỉ nhìn theo số follower, vì chỉ số này có thể fake/seeding, nên Accesstrade lựa chọn hướng tiếp cận là thu thập và sử dụng những đánh giá của các thương hiệu khác đối với các KOC/KOL đã từng làm việc trong quá khứ để có nhận định khách quan nhất.
Anh Nhân Ideas: Việc booking KOC/KOL thì theo kinh nghiệm anh Nhân (Người support idols build dc kha khá các kênh review/KOC ở VN) thì dựa trên 3 tiêu chí:
1. Đầu tiên Brand nên xác định Mục đích chiến dịch marketing là gì, nếu target việc performance thì sao, nếu chỉ target việc brand building thì sao ?
Nếu objective là Brand Building thì sao? Vì 1 số Brand booking KOC/KOL lên content chủ yếu để target việc viral thông điệp build brand và touching tới emotional của người dùng.
Vd: Case 1 ngày làm việc của anh chị grab thì đâu có ra chuyển đổi nhưng hiệu ứng brand touching (Thương cái hiệu) & virals thì rất là lớn.
2. Xem thêm feedback/cmt của người dùng đối vs content của KOC: KOC mà bùa feedback thì toàn thấy seeding/cmt khen không là khen, bản chất tự nhiên vẫn là bất kỳ KOC/KOL thực thụ nào cũng luôn có cmnt/feedback khen & chê đan xen. Nhất là trong bối cảnh Keyboard-Warrior nhiều ơi là nhiều ở VN (hehe).
3. Hình ảnh historial của các content mà KOC đã làm trước đây, xem signals trên nhiều nền tảng khác nhau. Phải lội ngược dòng thời gian để nghiên cứu & điều tra lý lịch, lịch sử content của KOC. Kiểu như điều tra danh tính KOC/KOL trên nhiều nền tảng khác nhau để có thêm 1 bức tranh chi tiết & khách quan về KOC trước khi bước vào quá trình booking họ.
Anh Tấn: Việc booking KOC/KOL cũng nên quay lại xem xét KPI của Brand là gì, tiêu chí là gì ?
1. Nếu mục đích là Boost Brand Exposure/Awareness thì chọn người có nhiều follower, càng nhiều càng có hiệu ứng impact tốt.
2. Nếu mục đích Performance: Thì nên chọn KOC/KOL có đúng tệp người dùng, đúng tệp user để kết hợp tạo ra chuyển đổi tối ưu nhất có thể.
Lưu Ý – Budget management: quản lý ngân sách cực quan trọng, Brands nên phân bổ ra nhiều KOC, và phương án thanh toán linh hoạt, tip là thay vì book 1 KOL Performance khủng (Tốn tiền nhiều 1 cục) kiểu như Phạm Toại thì có thể rải vốn ra book 10 KOC/KOL cùng tệp nhưng ít followers hơn nhưng cùng tệp users, trời thương ông bà độ 1 (Hoặc 2+) trong 10 KOC ăn dc video trends suggest của Tiktok thì gỡ vốn vs lời hơn.
MOD LONG HỎI 2: Nên chọn tập KOC liên ngành hay focus tệp KOC vào đúng 1 ngành liên quan và kỹ năng chia vốn thẩy-bầu-kua phân bổ budget như thế nào để tối ưu cho mục đích của Brand/Nhãn hàng.
Chị Thanh: Để có cái nhìn về chiến lược phân bổ, quản lý budget booking KOC/KOL hiệu quả tối ưu thì nên:
Phân tích audience user của KOC/KOL trên các khía cạnh:
1. Users họ thường Muốn xem content/concept gì
2. Users xem concept/content đấy thường mua sản phẩm gì
3. Mua sp vs giá bao nhiêu thường thường
4. Vòng đời Users có tái sale, tái mua hông
Anh Tấn:
1. Budget phân bổ thì Brand nên cân nhắc mục tiêu/KPI cho camp của mình:
2. Muốn build trust cho sản phẩm mới ra thì book KOC chuyên ngành review
3. Mục tiêu đi phủ Awareness thì có thể phủ nhiều KOC khác nhau. Giả sử chọn 10 người thì có xác suất ăn đc suggest/trend thì rất tối ưu.
4. Ngoài ra nên tận dụng thêm 1 tip nữa là Resource Optimzation: 1 video book KOC/KOL thì nên edit/custom lại chút chút có thể reuse lại trên nhiều nền tảng short-form content khác (FB Reels, Insta, Youtube Short…) để gia tăng nhiều điểm chạm vs khách hàng tiềm năng.
Anh Nhân bổ sung: Các platform bản chất nó thay đổi mỗi ngày, quan trọng là Marketers có ngâm cứu đủ sâu để nhận ra và khai thác hay không. Marketers tinh ý thì sẽ có thể custom/edits lại content book KOC để phục vụ cho Resource Optimization tốt hơn.
Mods Long bổ sung: Nếu theo tiêu chí đa platforms, thì nên chọn bạn KOC thay vì chỉ có 1 kênh thì có thể chọn KOC ở nhiều kênh ?
Tip/Trick: Brand có thể Kiếm KOC trong giới KOC, thường giới KOC/KOL hay chơi chung với nhau theo hội nhóm, nên cũng có thể book KOC/KOL đỉnh đỉnh xíu để 1 người lên trend suggest, rồi thì mình book đè thêm các KOC nhỏ nhỏ còn lại cũng có thể làm thêm content/concept theo KOC/KOL bử bử trước đó để tạo nên trend.
Theo quan điểm trải nghiệm của Mod Long thì 1 KOC/KOL khó có thể tạo trend có tính impact sâu rộng, nhưng nếu khai thác khéo léo việc booking dc 1 TỆP/NHÓM (Kiểu như 1 KOC Bự + 5 KOC Nhỏ) cùng ngành thì việc tạo trends sẽ dễ hơn và xác suất ăn trends/suggest để reach sẽ mạnh mẽ hơn.
Mods Long hỏi: Hiện nay với xu hướng AI tạo ra virtual idols. Thì theo anh chị mình có nên tận dụng ko – Virtual Models ? Để vừa tiết kiệm chi phí, vừa custom được concept content theo ý Brand nhiều hơn ?
Anh Tấn: Bây giờ Virtual Models đang mới thì brand nên tận dụng, kiểu sẽ tạo hiệu ứng gây tò mò tốt, nếu tạo ra awareness thì có thể tận dụng đc, nhưng mà do AI có thể scale tạo virtual models hàng loạt dc mốt nó bão hoà thì sẽ hết trend.
Chị Thanh: Idol ảo có 1 vài hạn chế đối vs review sản phẩm vì tính cảm xúc thực, ko đủ thể hiện đc đặc tính của 1 video review.
Anh Nhân: Virtual Models thì chủ yếu là gene nữ, nên nếu sản phẩm/brands nào mà idols nữ tương tác tốt thì có thể tận dụng. Còn Virtual Models là gene Nam thì anh Nhân thấy khá là creepy và rủi ro… ^^!
Digital Marketing Specialist