Tóm tắt: Bài viết này sẽ phân tích hiện tượng giới trẻ “sống ảo”, khoe lương, nói dối thành tích trên Threads, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến vấn nạn này và đưa ra giải pháp để hạn chế nó.
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao trên Threads, mọi người lại càng “sống ảo” hơn xưa? Liệu có phải do giới trẻ ngày càng thích “sống ảo” hay do chính bản chất của Threads khuyến khích điều này? Câu trả lời có thể phức tạp hơn bạn nghĩ.
Table of Contents
Hiện trạng
1. Hiện trạng
Giới trẻ khoe lương, khoe thành tích trên mạng xã hội Threads thì còn đỡ, vì dù sao mạng xã hội là nơi để thể hiện, chứng tỏ bản thân ra cộng đồng, nên có thể hiểu được. Nhưng điều tồi tệ ở đây là, trên Threads, các bạn trẻ đang có xu hướng “nổ” thành tích, nói dối về bản thân mình, ví dụ như mới ra trường lương 100 triệu / tháng.
Từ những dòng trạng thái như “Mới ra trường đã kiếm được 100 triệu/tháng”, “Lương tháng này lên 50 triệu rồi” (nhưng không có thật) đến việc khoe ảnh check-in sang chảnh, du lịch nước ngoài, tạo nên một “cuộc đua” khoe mẽ xạo ngầm trên mạng xã hội.
2. Ví dụ
1. Khoe lương ảo:
Như ở hình bên trên, rất nhiều câu hỏi tranh cãi đặt ra về việc thông tin này có thật hay không, khi mà thấy các bài đăng khác của bạn này vẫn xin đi dạy vài chục nghìn / giờ.
Ảnh vui về “mức lương trung bình trên Threads:
Hồi tháng 10/2024, mọi người còn hay nói đùa là “Threads City là thành phố có GDP cao nhất Việt Nam.”
2. Làm giả số tiền từ thiện (để người khác tin là mình quyên góp nhiều):
Các ví dụ được nêu trong bài báo như hình bên dưới:
Nguồn: https://laodong.vn/giai-tri/loat-nguoi-noi-tieng-tiktoker-bi-to-phong-bat-sau-vu-sao-ke-1393720.ldo
Hậu quả của việc “sống ảo” khoe lương, nói dối thành tích
Việc “sống ảo” khoe khoang trên mạng xã hội có thể dẫn đến nhiều tác hại:
- Đua đòi và chi tiêu phung phí: Khi thấy bạn bè khoe khoang về thu nhập, nhiều người dễ bị cuốn vào vòng xoay đua đòi, chi tiêu vượt quá khả năng, thậm chí nợ nần để theo kịp. Hậu quả là gánh nặng tài chính và ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai.
- Ví dụ: Ở Hàn Quốc, giới trẻ Hàn Quốc họ vay mượn để họ mua hàng hiệu, mua sắm hàng hiệu, đua nhau mua sắm hàng hiệu, dẫn đến nợ nần chồng chất, nhưng bên ngoài thì vẫn ăn mặc rất là sang chảnh, thể hiện bản thân ta đây là người giàu, người có tiền.
- Áp lực đồng trang lứa (peer pressure): Sự khoe khoang tạo ra áp lực vô hình, khiến người dùng cảm thấy thua kém, so sánh, ghen ti và bất an. Thuật toán của mạng xã hội lại càng đẩy mạnh hiện tượng này, ưu tiên hiển thị những nội dung tích cực và hào nhoáng. Điều này khiến giới trẻ cảm thấy áp lực phải cạnh tranh, dẫn đến stress và nhiều vấn đề tâm lý khác.
- “Áp lực (stress) đến từ mạng xã hội” là một vấn nạn lớn, không chỉ ở các nước đang phát triển, mà ngay cả ở Mỹ và các nước phát triển.
- Thuật toán của mạng xã hội ưu tiên đưa những cái tốt nhất lên, sẽ tạo áp lực rất lớn cho người dùng, đặc biệt là giới trẻ (thời ông bà chỉ cần đấu với hàng xóm là đủ, thời nay giới trẻ đấu với tiêu chuẩn đặt ra bởi những người top đầu).
- Nội thuật toán này thôi đã đủ chết, nếu bonus thêm văn hóa đua đòi nữa là sẽ hỏng cả một thế hệ. Những “cái tốt nhất” này sẽ là hình mẫu cho các bạn trẻ, nếu tốt thì ok, nhưng nếu là hình mẫu xấu thì tư duy của thế hệ trẻ sẽ dễ lệch lạc.
- Hậu quả kéo theo:
- Người đăng khoe khoang sẽ bị ghét, bị ghen tị
- Người đọc bị áp lực
- Xuất hiện tình trạng cạnh tranh ngầm, đua đòi (như ở ý bên trên)
- Ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội: Việc “sống ảo” khoe khoang có thể khiến người dùng trở nên tự cao, tự đại, xem thường người khác. Điều này dễ dẫn đến những mâu thuẫn và ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ ngoài đời thực.
- Mất uy tín khi bị phát hiện nói dối: Khi những lời khoe khoang bị phát hiện là không đúng sự thật, người dùng sẽ mất đi uy tín và sự tin tưởng của những người xung quanh, bạn bè, người quen.
Nguyên nhân của “cơn sốt” khoe lương trên Threads
Theo Click Digital, nguyên nhân của hiện tượng này không chỉ nằm ở Threads mà còn liên quan đến văn hóa “sống ảo” vốn đã tồn tại trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ Việt Nam.
1. Bản chất của “sống ảo”: Muốn chứng tỏ bản thân => Nhưng không khéo sẽ tạo nên cuộc đua tiêu cực
Từ lâu, mạng xã hội đã là nơi con người thể hiện bản thân, thậm chí là “sống ảo” để chứng minh mình có những gì hơn người khác. Trong tháp Maslow về nhu cầu của con người, mong muốn được chú ý, được công nhận, được chứng minh bản thân, là một trong những nhu cầu của con người.
Đó là lý do chúng ta thấy nhiều người khoe lương, khoe thưởng, khoe cuộc sống xa hoa, đôi khi là không có thật,… Đây đồng thời cũng là văn hóa mạng phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ, khi mà độ tuổi này đang nhạy cảm, nhu cầu chứng minh cái tôi tăng cao và chưa biết cách thể hiện tinh tế, phù hợp.
Hiện tượng này xảy ra ở bất kỳ mạng xã hội nào (như Facebook), ở bất kỳ độ tuổi nào, không chỉ riêng giới trẻ, và không chỉ riêng trên Threads. Chỉ là ở trên Threads hiện tượng này có vẻ đang nghiêm trọng hơn trên Facebook.
Mạng xã hội tạo ra một “cuộc đua” ngầm về việc ai có cuộc sống “hoàn hảo” hơn, ai giàu có hơn, ai thành công hơn. Nhiều người dùng cảm thấy áp lực phải chứng tỏ bản thân, phải “sống ảo” để giữ vững “hình ảnh” của mình trên mạng xã hội.
Vậy vấn đề này không phải nằm ở các mạng xã hội mà nằm ở trong văn hóa của người Việt Nam, của giới trẻ Việt Nam. Họ se sua, họ muốn chứng tỏ bản thân, sống ảo. Nếu mà có bất kỳ mạng xã hội mới nào được tạo ra thì cũng sẽ có vấn đề tương tự.
Để giải quyết vấn đề này triệt để, thì phải có tác động của giáo dục cho thế hệ trẻ. Các bạn trẻ cần phải hiểu được là không cần phải nhất thiết phải chạy đua theo những hào nhoáng giả tạo trên mạng xã hội, để rồi có những hành vi ảnh hưởng xấu đến tương lai của các bạn. Thay vào đó, hãy đua nhau xây dựng cuộc sống tốt đẹp, đóng góp cho xã hội thật sự.
2. Tính ẩn danh và sự thoải mái trên Threads
Threads là mạng xã hội mới, người dùng chưa có kết nối nhiều bạn bè, danh tính cá nhân cũng chưa được xác định rõ ràng. Điều này này tạo ra một không gian thoải mái hơn cho người chia sẻ những điều tế nhị, thậm chí là “sống ảo” một cách dễ dàng hơn so với Facebook.
Có thể thấy rằng, tính năng ẩn danh của Threads khiến người dùng ít ngại ngần hơn khi khoe khoang về thu nhập hay chia sẻ những thông tin cá nhân nhạy cảm.
Minh chứng: Trên Threads, mọi người cũng hay nói là họ sợ cái tính năng mà khi họ bình luận thì thấy người quen thấy được bình luận của mình, và họ hỏi làm sao để tắt cái tính năng đó. Điều đó chứng tỏ là trên Threads, họ cũng ngại để cho người quen, người thân biết được họ bình luận những cái gì, vì ở trên đây người dùng Threads được thoải mái bộc bạch bản thân hơn. Đó là lý do tại sao mà trên Threads hay có những cái vấn đề là sống ảo, khoe lương thưởng quá cao so với thực tế, nhiều khi khoe 100 triệu, 500 triệu một tháng rồi gần đây nhất là có người khoe làm IT cho Apple. Ngoài ra, trên Threads, giới trẻ dễ chia sẻ những vấn đề tế nhị, nhạy cảm như tình cảm, tình dục nhiều hơn.
3. Thuật toán đưa nội dung tốt nhất => Tạo cạnh tranh => Không khéo thì cũng thành cuộc đua tiêu cực
Thuật toán của mạng xã hội thường ưu tiên hiển thị những nội dung thu hút sự chú ý, như những bài đăng có nhiều lượt thích, chia sẻ, bình luận. Thuật toán này tạo ra một vòng xoay cạnh tranh vô hình, khiến người dùng phải cố gắng “nổi bật” bằng cách khoe khoang về cuộc sống, thu nhập,… để thu hút sự chú ý.
Thuật toán của mạng xã hội, được thiết kế để tối ưu hóa sự tương tác, thường ưu tiên những bài viết hot, giật gân hoặc gây tranh cãi. Do vậy, đã vô tình tạo ra một vòng xoáy khiến người dùng đua nhau tạo ra những nội dung hấp dẫn, nhưng nếu không khéo, bị chuyển sang tiêu cực, thì sẽ dẫn đến cuộc đua tiêu cực khoe khoang về cuộc sống hoàn hảo, thu nhập khủng hoặc tạo hình ảnh giả tạo. Ước muốn được chú ý và công nhận trên mạng xã hội khiến nhiều người bị cuốn vào cuộc đua này, quên đi giá trị thực sự của bản thân và tạo ra một bức tranh ảo về cuộc sống. Dù ban đầu, mong muốn tạo ra nội dung hấp dẫn có thể xuất phát từ nhu cầu chia sẻ và kết nối, nhưng nếu không khéo léo, nó có thể biến thành một cuộc chạy đua tiêu cực, dẫn đến sự so sánh, ghen tị và cảm giác bất an.
4. Sâu xa hơn là do chủ nghĩa tiêu dùng
Sự bùng nổ của chủ nghĩa tiêu dùng trong xã hội hiện đại đang góp phần tạo nên một định nghĩa lệch lạc về thành công. Với đồng tiền và các vật phẩm đắt tiền lên ngôi, chúng ta dễ dàng bị cuốn vào vòng xoay “mặc đồ hiệu, đi xe sang, du lịch sang chảnh” – những biểu hiện bề ngoài được coi là thước đo cho sự thành đạt. Điều này khiến cho mọi sự chú ý về thành công bị thu hẹp lại, chỉ xoay quanh tiền tài và vật chất, bỏ qua những giá trị đích thực như hạnh phúc, sức khỏe, sự đóng góp cho cộng đồng.
Vì nguyên nhân là do chủ nghĩa tiêu dùng, nên thực trạng này không chỉ tồn tại ở Việt Nam mà còn phổ biến ở nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ, Canada, Úc,… Ở Phương Tây thì người dùng có giáo dục tốt hơn, nên cạnh tranh tích cực hơn ở Việt Nam, ai lo cuộc sống người nấy, ít so đo hơn. Tuy nhiên, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên mạng xã hội vẫn tồn tại. Nhìn chung, dù ở đâu, chúng ta cần tỉnh táo trước những định nghĩa hời hợt về thành công và hướng đến một cuộc sống giàu ý nghĩa, dựa trên những giá trị nhân văn vững bền.
5. “Phông bạt” để kéo fame, để marketing, để kinh doanh
Những lý do bên trên chủ yếu liên quan đến nhu cầu chứng minh bản thân. Còn ở lý do này, một số bạn (cũng có thể là tài khoản công ty, KOL) nói dối thành tích, thông tin, khoe thành tích, thì có mục tiêu khác, mục tiêu là để kéo fame, để marketing, để kinh doanh.
Ví dụ: https://thanhnien.vn/phong-bat-tren-mang-xa-hoi-de-ban-khoa-hoc-online-185240919140455844.htm
Giải pháp để hạn chế tình trạng “sống ảo” khoe lương
Vấn đề này không phải do Threads, mà do văn hóa “sống ảo” của một bộ phận giới trẻ Việt Nam. Để giải quyết vấn đề này, cần có những giải pháp đồng bộ từ nhiều phía:
- Các giải pháp từ phía cá nhân: Ví dụ: nâng cao kỹ năng sử dụng mạng xã hội, rèn luyện tư duy phản biện, tập trung vào giá trị bản thân,…
- Các giải pháp từ phía gia đình: Ví dụ: giáo dục con cái về văn hóa mạng, khuyến khích hoạt động ngoài đời thực, tạo môi trường lành mạnh,…
- Các giải pháp từ phía xã hội: Ví dụ: nâng cao vai trò quản lý của các nền tảng mạng xã hội, tăng cường giáo dục truyền thông, phát triển các hoạt động cộng đồng lành mạnh,…
Về các giải pháp từ phía xã hội, chúng ta có 2 phương án:
- Giáo dục, nâng cao nhận thức
- Tạo ra những trào lưu lành mạnh, tích cực, hữu ích
1. Giáo dục, nâng cao nhận thức
Cần nâng cao nhận thức cho giới trẻ về tác hại của “sống ảo” khoe khoang, nói dối thành tích. Giúp họ hiểu rằng giá trị bản thân không nằm ở việc khoe lương hay những thứ vật chất mà ở những giá trị tinh thần, sự đóng góp cho xã hội.
Một trong những cách để hạn chế vấn đề này là phải kích thích giới trẻ, làm sao hiểu được cái giá trị của bản thân không phải nằm ở việc khoe lương, khoe chúng ta có cái này cái kia, nói xạo về bản thân, mà chúng ta nên khoe là chúng ta làm được cái gì cho xã hội.
2. Tạo ra những trào lưu lành mạnh, tích cực, hữu ích
Khuyến khích giới trẻ tham gia vào những trend / trào lưu lành mạnh, “sống thật”, như:
- Tham gia các hoạt động cộng đồng: Dọn vệ sinh, bảo vệ môi trường, ủng hộ người gặp khó khăn,…
- Lan tỏa những hành động có tác động tích cực đến cộng đồng
- Chia sẻ những câu chuyện truyền cảm hứng: Khoe tài năng, chia sẻ kiến thức, động viên nhau,…
Ví dụ: Trong đợt bão lũ gần đây ở miền Bắc Việt Nam vào tháng giữa tháng 9 năm 2024, việc minh bạch số tiền quyên góp đã tạo ra làn sóng tích cực, khuyến khích mọi người sống thật, không “sống ảo”. Khi mà Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam đưa ra thông tin minh bạch số tiền quyên góp, số tiền ủng hộ đấy, thì nó tạo ra cái làn sóng là ủng hộ từ thiện thật sự, không nên làm giả, không nên photoshop số tiền quyên góp, hãy sống thật, đừng sống ảo.
3. Các giải pháp khác
Ngoài ra còn các giải pháp khác như sau:
- Tăng cường vai trò của các chuyên gia tâm lý: Hỗ trợ các bạn trẻ nhận thức rõ hơn về tác hại của việc sống ảo, giúp họ xây dựng lòng tự trọng, định hình giá trị bản thân một cách tích cực.
- Khuyến khích các hoạt động offline: Tạo điều kiện cho giới trẻ tham gia nhiều hoạt động offline, tăng cường tương tác và kết nối thực tế, giúp họ giảm bớt sự phụ thuộc vào mạng xã hội.
- Xây dựng các cộng đồng mạng lành mạnh: Khuyến khích các nhóm, diễn đàn, mạng xã hội tập trung vào chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau một cách chân thật, tránh những hoạt động khoe khoang, nói dối.
Bảng tóm tắt phân tích tình trạng “sống ảo” khoe lương nói dối thành tích trên Threads
Nội dung | Chi tiết |
Hiện trạng | |
– Khoe lương | – Giới trẻ khoe lương cao, thậm chí là không có thật. |
– Nói dối thành tích | – Khoe thành tích học tập, công việc, du lịch… không đúng sự thật. |
– Ví dụ | – Khoe “mới ra trường lương 100 triệu” nhưng thực tế đi dạy vài chục nghìn/giờ. |
– Làm giả số tiền từ thiện | – Khoe quyên góp nhiều nhưng thực tế là photoshop ảnh. |
Hậu quả | |
– Đua đòi và chi tiêu phung phí | – Dễ bị cuốn vào vòng xoay đua đòi, chi tiêu vượt khả năng, nợ nần. |
– Áp lực đồng trang lứa | – Cảm thấy thua kém, so sánh, ghen tị, bất an. |
– Ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội | – Tự cao, tự đại, xem thường người khác, dẫn đến mâu thuẫn. |
– Mất uy tín khi bị phát hiện nói dối | – Mất đi uy tín, sự tin tưởng của người xung quanh. |
Nguyên nhân | |
– Bản chất của “sống ảo” | – Muốn chứng tỏ bản thân, mong muốn được chú ý, công nhận. |
– Tính ẩn danh và sự thoải mái trên Threads | – Giới trẻ ít ngại ngần hơn khi khoe khoang, chia sẻ thông tin nhạy cảm. |
– Sự cạnh tranh và “cuộc đua” trên mạng xã hội | – Thuật toán ưu tiên hiển thị nội dung thu hút sự chú ý, tạo áp lực cạnh tranh. |
Giải pháp | |
– Từ phía cá nhân | – Nâng cao kỹ năng sử dụng mạng xã hội, rèn luyện tư duy phản biện, tập trung vào giá trị bản thân. |
– Từ phía gia đình | – Giáo dục con cái về văn hóa mạng, khuyến khích hoạt động ngoài đời thực, tạo môi trường lành mạnh. |
– Từ phía xã hội | – Nâng cao vai trò quản lý của các nền tảng mạng xã hội, tăng cường giáo dục truyền thông, phát triển các hoạt động cộng đồng lành mạnh. |
– Giáo dục, nâng cao nhận thức | – Giúp giới trẻ hiểu được giá trị bản thân không nằm ở việc khoe khoang, nói dối. |
– Tạo ra những trào lưu lành mạnh, tích cực, hữu ích | – Khuyến khích giới trẻ tham gia vào những trend / trào lưu “sống thật”, chia sẻ những giá trị tốt đẹp. |
Nhận xét
Hiện tượng “sống ảo” khoe lương, nói dối thành tích trên Threads là một vấn đề đáng lưu tâm, phản ánh phần nào sự lệch lạc trong văn hóa mạng của một bộ phận giới trẻ Việt Nam. Sự kết hợp giữa bản chất “sống ảo” muốn chứng tỏ bản thân, tính ẩn danh và sự thoải mái trên nền tảng mạng xã hội mới, cùng với áp lực cạnh tranh vô hình tạo ra bởi thuật toán đã khiến vấn nạn này ngày càng trầm trọng. Hậu quả là những tác hại về tài chính, tâm lý, và mối quan hệ xã hội, ảnh hưởng đến tương lai của chính giới trẻ.
Kết luận
Để giải quyết vấn đề “sống ảo” khoe lương, nói dối thành tích trên Threads, cần có những giải pháp đồng bộ từ nhiều phía. Nâng cao nhận thức về tác hại của “sống ảo” là điều cần thiết. Song song đó, việc tạo ra những trào lưu tích cực, lành mạnh, khuyến khích giới trẻ tham gia các hoạt động cộng đồng, chia sẻ giá trị bản thân một cách chân thật sẽ góp phần xây dựng một cộng đồng mạng văn minh, tích cực. Thay đổi văn hóa mạng là một quá trình lâu dài, cần sự chung tay của cá nhân, gia đình, và xã hội.
Hãy cùng tạo ra những trào lưu tích cực, lan tỏa những giá trị tốt đẹp, thay thế cho văn hóa “sống ảo” khoe khoang, nói dối thành tích, góp phần xây dựng một cộng đồng mạng lành mạnh và tích cực!
Digital Marketing Specialist