Các trở ngại Trung Quốc đối mặt khi đưa e-CNY ra quốc tế

Bài viết này sẽ cho mọi người nhìn nhận về những khó khăn trở ngại mà Trung Quốc đang phải đối mặt khi muốn đưa đồng Nhân dân tệ ra quốc tế, đồng thời thảo luận về câu hỏi liệu e-CNY có giúp Trung Quốc vượt qua được rào cản này.

1. Sự phát triển của e-CNY và thách thức tương ứng khi vươn ra quốc tế

Việc sử dụng e-CNY chủ yếu đòi hỏi sự phát triển tương ứng của cơ sở hạ tầng thanh toán bán lẻ trong nước, nhưng PBOC cũng đã hợp tác với các ngân hàng trung ương khác để đạt được giải pháp thanh toán xuyên biên giới.

Cụ thể, thông qua Dự án mBridge do Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) dẫn đầu hồi tháng 10/2022, PBOC, cùng với Ngân hàng Thái Lan, Ngân hàng Trung ương Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông, đã tiến hành thử nghiệm thành công nhiều giao dịch bán buôn xuyên biên giới.

Tổng cộng 22 triệu USD thông qua 164 giao dịch phối hợp với 20 ngân hàng của bốn quốc gia kể trên đã được thực hiện thành công. Trong đó, e-CNY có thị phần lớn nhất do tích hợp tự động với hệ thống bán lẻ và kiến trúc phát triển tốt.

Đánh giá về kế hoạch phát triển e-CNY của Trung Quốc, nhiều chuyên gia cho rằng đây có thể coi là một động thái hướng tới nỗ lực “phi đô la hóa” và quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ.

Tuy nhiên, những hạn chế về thanh khoản áp lên đồng Nhân dân tệ sẽ khó có thể tháo gỡ thông qua quá trình số hóa đồng tiền này. Nói cách khác, ngay cả khi việc sử dụng e-CNY rộng rãi và công nghệ của nó được chứng minh là khá thành công, việc sử dụng nó trong tài chính quốc tế ở tương lai vẫn sẽ bị hạn chế do thiếu vốn. Với dự báo thị trường nội địa Trung Quốc suy thoái, khả năng Trung Quốc có thể tháo gỡ những hạn chế trên càng khó xảy ra hơn.

2. Các thách thức khi quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ

2.1. Nhân dân tệ xếp vị trí thứ 5 trên thế giới

Theo Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), Nhân dân tệ đã duy trì vị trí thứ năm trong danh sách các đồng tiền mạnh nhất trên thế giới, với thị phần trong thanh toán toàn cầu là 3,71% theo giá trị vào tháng 9/2023. Tổng giá trị thanh toán bằng Nhân dân tệ trong tháng này tăng 2,77% so với tháng 8/2023, trong khi giá trị thanh toán bằng các loại tiền tệ chính khác giảm 3,96%.

Về thanh toán quốc tế, ngoại trừ thanh toán trong khu vực đồng Euro, Nhân dân tệ đã tăng thị phần từ 2,59% trong tháng 8/2023 lên 2,73% trong tháng 9/2023. Mặc dù việc quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ thông qua e-CNY khó có thể xảy ra, nhưng e-CNY và Nhân dân tệ dường như vẫn là mối lo ngại lớn đối với tương lai của đồng USD. Vấn đề này bắt nguồn từ việc các phương thức thanh toán khác do Trung Quốc tạo ra đang được sử dụng thường xuyên và tích cực hơn trong những năm gần đây.

2.2. Vai trò của Nga

Điển hình, vào tháng 4/2023, Bangladesh đã thanh toán cho một nhà máy hạt nhân do một công ty Nga xây dựng thông qua hệ thống thanh toán xuyên biên giới của Trung Quốc là CIPS, sử dụng ngân hàng Trung Quốc và chuyển bằng Nhân dân tệ.

Việc sử dụng Nhân dân tệ để thanh toán cho nước thứ ba trước đây cực kỳ hiếm. Nhưng các sự kiện như trên đang ngày càng tăng.

Kết hợp với việc thanh toán thương mại bằng đồng Nhân dân tệ cũng tăng lên trong sổ sách của Trung Quốc, có thể xem đồng Nhân dân tệ đang được “quốc tế hóa ở ngưỡng thấp”. Nhưng có một số yếu tố quan trọng cần xem xét khi đánh giá giao dịch cụ thể này và những giao dịch tương tụ khác.

Đầu tiên là vai trò của Nga. Kể từ khi bị loại khỏi SWIFT, sự phụ thuộc của nước này vào CIPS và Nhân dân tệ đã tăng lên. Tháng 10/2023, hệ thống này đã trở thành trung tâm thanh toán bù trừ Nhân dân tệ ngoài khơi (off-shore) lớn thứ Tư thế giới. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga và Nga là nguồn cung cấp phần lớn nhu cầu về Nhân dân tệ như một đồng tiền dự trữ.

Ngoài ra, sự hợp tác giữa UnionPay và mạng thẻ Mir của Nga là cách duy nhất để người Nga ở nước ngoài có thể thực hiện giao dịch. Nga cũng là trường hợp thú vị để hiểu những nỗ lực quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ, khi việc hướng tới đồng Nhân dân tệ của nước này đều xuất phát từ nhu cầu cấp bách, chứ không phải là một động thái được tính toán hoặc phối hợp từ cả hai nước. Điều này có thể tạo ra sự phụ thuộc đối với Nga cùng những hậu quả nghiêm trọng về lâu dài, đặc biệt là lịch sử cho thấy, các quốc gia bị trừng phạt thường thất bại trong việc thoát khỏi đồng USD.

Tuy nhiên, việc trừng phạt Nga chưa có tác động tài chính tương xứng, vì nước này vẫn có mối quan hệ thương mại với các nước khác.

3. Liệu CBDC hay e-CNY có giúp Trung Quốc vượt qua các rào cản này?

Vấn đề trừng phạt các công ty hoặc công dân Trung Quốc dường như khó xảy ra trong tương lai gần, nhưng trong trường hợp lệnh trừng phạt xảy ra, liệu cơ sở hạ tầng thanh toán mới nổi của Trung Quốc có giúp ích được gì không?

Câu trả lời rất phức tạp. mBridge – dự án thí điểm CBDC bán buôn (wholesale) nhằm mục đích không chỉ tạo ra một kiến trúc thanh toán tiềm năng, mà còn tìm cách nâng cao các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định từ các thử nghiệm CBDC của Trung Quốc trên phạm vi quốc tế. Từ đó có thể dẫn đến việc tạo ra các khối quốc gia chấp nhận thanh toán dựa trên đồng Nhân dân tệ và cho phép cơ cấu tài chính của Trung Quốc có thể khai thác khi cần thiết. Đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng thể hiện tham vọng làm đối trọng thương mại với nhóm G7, cụ thể là nhóm BRICS do nước này dẫn đầu.

4. Tổng kết

Mặc dù quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ là rất khó, nhưng việc tăng cường các biện pháp trừng phạt kinh tế có thể sẽ dẫn đến những lý do biện minh cho việc tạo ra và mở rộng các mạng lưới tài chính thay thế, như những gì Trung Quốc đang thể hiện. Vấn đề này có thể gây bất lợi cho các mục tiêu chính sách đối ngoại của Mỹ.

Cuối cùng, hai phát hiện từ việc đánh giá về lịch sử của e-CNY, đó là các biện pháp trừng phạt gần đây đối với Nga và các thỏa thuận thanh toán dẫn đến.

Đầu tiên, dù sự phát triển của e-CNY – bản thân nó không dẫn đến sự xói mòn sự thống trị của đồng USD, nhưng cơ sở hạ tầng thanh toán của Trung Quốc, bao gồm CIPS, UnionPay và e-CNY có thể được vũ khí hóa thành công nếu có nhu cầu và lý do chính đáng.

Thứ hai, các biện pháp trừng phạt kinh tế đã và sẽ tiếp tục nâng cao khả năng sử dụng cấu trúc tài chính của Trung Quốc đối với các quốc gia khác. Do đó, các biện pháp quyết liệt như trừng phạt tài chính đối với Trung Quốc sẽ phản tác dụng đối với đồng USD và tham vọng chính sách đối ngoại của Mỹ trong khu vực.

Lưu ý: Bài viết chỉ cung cấp góc nhìn và không phải là lời khuyên đầu tư.

Giới thiệu token Saigon (SGN):

  • Đầu tư vào các công ty quảng cáo blockchain hàng đầu bằng cách MUA token Saigon (SGN) trên Pancakeswap: https://t.co/KJbk71cFe8 (đừng lo lắng về tính thanh khoản, hãy trở thành nhà đầu tư sớm)
  • Được hỗ trợ bởi Công ty Click Digital
  • Nâng cao kiến thức về blockchain và crypto
  • Lợi nhuận sẽ dùng để mua lại SGN hoặc đốt bớt nguồn cung SGN để đẩy giá SGN tăng.
  • Địa chỉ token trên mạng BSC: 0xa29c5da6673fd66e96065f44da94e351a3e2af65
  • Twitter: https://twitter.com/SaigonSGN135
  • Staking SGN: http://135web.net
Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *